• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

107036
Tổng số truy cập:107036
Khách đang online: 565
Phỏng Vấn: Nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua?
Ngày đăng tin: 08/03/2024 09:32

Khi đi làm, bên cạnh chuyện phải phối hợp với đồng nghiệp trong công việc, thì cũng sẽ có những lúc bạn phải thảo luận công việc, báo cáo tiến độ công việc và review hiệu suất làm việc với cấp trên. Tức là bạn phải biết cách giao tiếp, ứng xử và giữ mối quan hệ tốt với sếp, với cấp trên của mình. Chính vì thế, khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm những câu liên quan tới chủ đề này, chẳng hạn như “Nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua?” – Hãy cùng Cevn tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi này nhé!

 
Ứng viên khó xử khi gặp câu hỏi về sếp cũ
 
Thông thường, khi ứng tuyển việc làm ở công ty mới, chúng ta sẽ khá ngại khi phải chia sẻ về công việc cũ, công ty cũ, và bao gồm cả sếp cũ nữa. Chính vì thế, khi được nhà tuyển dụng hỏi về sếp cũ, thì ứng viên sẽ dễ rơi vào trạng thái lúng túng, khó xử, không biết nên trả lời sao cho khéo, sợ nếu lỡ lời thì sẽ bị trừ điểm, đánh giá này kia, liên luỵ tới kết quả phỏng vấn của mình.
 
Đây là lo lắng hoàn toàn bình thường và chính xác, vì thật sự khi gặp những câu hỏi phỏng vấn về chủ đề này, bạn không nên nói xấu, chê bai, hay thể hiện thái độ không hài lòng, xem thường sếp cũ, công ty cũ, cho dù thực tế bạn đã nghỉ việc với một tâm trạng không mấy tích cực, thì mình cũng hạn chế bộc lộ những điều đó, mắc công bị gán mác rằng nghỉ làm xong sẽ đi nói xấu chỗ làm cũ. Nhà tuyển dụng sẽ không thích những ứng viên như thế, vì lỡ tuyển vào xong mai mốt nghỉ việc lại đi chê bai, nói xấu này kia thì sao?
 
Cấp trên không phải lúc nào cũng đúng, sếp cũng có lúc sai
 
Trước khi tìm hiểu gợi ý trả lời câu hỏi nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua, thì bạn cần phải làm rõ quan điểm và hiểu rằng cấp trên không phải lúc nào cũng đúng, sếp mặc dù có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, và đã làm việc, gắn bó với công ty suốt một thời gian dài, nhưng họ vẫn là một con người như chúng ta, vẫn sẽ có những lúc sai sót, quên cái này, nhầm cái kia, đó là điều hoàn toàn bình thường, miễn sao sếp vẫn tập trung cho công việc, không chểnh mảng công việc là được, họ vẫn là người giỏi, đáng để chúng ta nể trọng, ngưỡng mộ và học hỏi nhiều điều.
 
Khi đứng trước những quyết định quan trọng, hoặc các kế hoạch công việc, dự án lớn, thì tất nhiên cấp trên sẽ là người cân nhắc, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng trên cơ sở những thông tin, dữ liệu khách quan. Và sếp cũng là người có kinh nghiệm và khả năng ra quyết định khá chuẩn xác. Tuy nhiên, vẫn có xác suất rằng đó chưa hẳn là quyết định tối ưu nhất, thậm chí đôi lúc sếp cũng có nhận định sai, ra quyết định chưa chính xác. Nếu rơi vào những trường hợp ấy, mà bạn có góc nhìn khác và nhận ra được những lỗ hổng, sai sót của sếp, thì bạn sẽ làm thế nào, sẽ góp ý hay bỏ qua? Đây cũng chính là câu hỏi mà bạn nhận được từ phía nhà tuyển dụng, và chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải trong phần tiếp theo.

Phỏng vấn: Nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua?
 
Khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn rằng nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua, trước tiên, bạn cần phải làm rõ lại quan điểm với nhà tuyển dụng như chúng ta đã phân tích ở phần trước, rằng đây là điều bình thường, dù sếp là người dày dặn kinh nghiệm, đa số quyết định sẽ chuẩn xác, nhưng cũng có đôi lúc sai sót. Bạn cũng đã từng gặp trường hợp như thế, từng nhìn thấy một vài quyết định của cấp trên chưa hoàn toàn chính xác, hoặc có những sai lầm, thiếu sót. Và để ghi điểm với nhà tuyển dụng, trả lời khéo câu hỏi này, thì bạn nên trả lời theo hướng mình sẽ góp ý, chứ không nên bỏ qua, nếu bỏ qua thì quá bình thường, chẳng có gì để nói, mà cũng cho thấy bạn là người không có tiếng nói, không dám nói lên quan điểm của mình, bỏ mặc cho công việc đi sai hướng, tệ hơn,…
 
Ngược lại, nếu bạn thẳng thắn, mạnh dạn góp ý khi cấp trên sai, thì điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều điểm cộng, show được một số ưu điểm của bản thân để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như bạn là người có trách nhiệm với công việc, bạn thảo luận, góp ý để cùng cấp trên phân tích, nhận định lại vấn đề và ra quyết định tối ưu hơn, hạn chế những sai sót gây thiệt hại cho công ty, cho công việc. Đồng thời, bạn cũng là người khéo ăn nói, giao tiếp tốt, tự tin thảo luận, trao đổi công việc với cấp trên, chứ không ngại ngùng, im ỉm khi thấy cấp trên sai. Tất nhiên, để tăng tính thuyết phục cho câu trả lời, thì bạn cần phải thật sự là một người như thế, rồi kể lại 1 tình huống trong quá khứ mà mình đã trải qua, bạn đã nhìn thấy điểm sai của cấp trên như thế nào, góp ý ra sao cho khéo, và mang lại kết quả tích cực cho công việc thế nào?
 
Bài viết này đã giúp bạn nắm được gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn nếu cấp trên sai, bạn sẽ góp ý hay bỏ qua? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 170 -