• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111949
Tổng số truy cập:111949
Khách đang online: 234
Tương lai ngành kiểm toán trước những tác động của công nghệ
Ngày đăng tin: 22/02/2023 14:25

Công nghệ đã và đang tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc, ngành kiểm toán cũng không phải là một ngoại lệ. Tương lai ngành kiểm toán trước những tác động của công nghệ được dự đoán như thế nào? Hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cơ hội đổi mới toàn diện ngành kinh tế và tất cả các ngành nghề trong xã hội. Nghề kiểm toán cũng không nằm ngoài xu thế đó. Những thành tựu của khoa học công nghệ như các phần mềm tổng hợp và xử lý dữ liệu, chứng từ điện tử,... đã giúp đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm toán. Điều này cũng tạo ra một xu hướng tuyển dụng mới trong ngành và đặt ra không ít những thách thức mới đối với các kiểm toán viên.
 

Xu hướng phát triển của ngành kiểm toán trong tương lai
 
1. Tương lai ngành kiểm toán trước những tác động của công nghệ
 
Theo một số thống kê gần đây, các công ty kiểm toán đã dành ra số tiền khoảng 3 - 5 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ. Những tác động đầy đủ nhất của công nghệ tới tương lai của ngành kiểm toán vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành vẫn có một niềm tin mãnh liệt rằng công nghệ sẽ giúp tự động hóa các công việc đơn giản và thường xuyên lặp đi lặp lại.
 
Ví dụ, hệ thống máy tính trong các công ty kiểm toán có thể tự động tập hợp và biên soạn tài liệu thông tin khách hàng kiểm toán. Nhiều công ty thậm chí còn sử dụng flycam hay máy bay không người lái để kiểm tra, theo dõi số lượng hàng tồn kho. Trước đây, những công việc này đều được thực hiện thủ công bởi những kiểm toán viên có ít kinh nghiệm hoặc trình độ thấp.
 
Công nghệ mới cũng tạo điều kiện cho các kiểm toán viên phân tích khối lượng dữ liệu tài chính công ty lớn hơn và kiểm tra toàn bộ giao dịch của một công ty thay vì chỉ kiểm tra một giao dịch mẫu như trước đây. Các phần mềm phức tạp hơn thậm chí còn thực hiện được các phân tích nâng cao để hiểu một cách toàn diện và sâu sắc nhất về hoạt động của công ty.
 
Các công cụ phân tích dữ liệu cũng sẽ giúp người làm trong ngành kiểm toán theo dõi và phân tích tốt hơn xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng như những rủi ro mà công ty có thể sẽ phải đối mặt. Những tiến bộ công nghệ thậm chí giúp các kiểm toán viên xây dựng mô hình kiểm toán và giám sát chặt chẽ hơn bởi họ có thể tìm hiểu và truy cập dữ liệu khách hàng một cách chính xác và kịp thời.
 
2. Nhu cầu tuyển dụng ngành kiểm toán trong tương lai
 
Trong tương lai, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ khiến cho nhu cầu tuyển dụng trợ lý kiểm toán (những người thường làm các công việc thủ công, có tính chuyên môn thấp) giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng các kiểm toán viên lành nghề vẫn rất cao. Các doanh nghiệp thậm chí còn lo lắng về việc thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành kiểm toán và phải đưa ra mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt để thu hút những kiểm toán viên trình độ cao, có kinh nghiệm về làm việc.
 
Nhiều công ty kiểm toán thậm chí còn phải cạnh tranh với các công ty công nghệ để thu hút nhân tài ngành công nghệ thông tin về thiết kế thuật toán/phần mềm/công cụ hỗ trợ công việc.
 

Nhu cầu tuyển dụng ngành kiểm toán có cao không?
 
3. Các vị trí việc làm ngành kiểm toán
 
Nghề kiểm toán được chia thành một số loại khác nhau, bao gồm:
  • Kiểm toán nhà nước: Là người kiểm tra tính đúng đắn của các số liệu do kế toán đưa ra và xác nhận những thông tin này. Kiểm toán nhà nước cũng sẽ thực hiện việc quyết toán với các đơn vị được cơ quan nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
  • Kiểm toán độc lập: Là những kiểm toán viên tại các văn phòng hay công ty chuyên về kiểm toán. Kiểm toán độc lập khá phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển.
  • Kiểm toán báo cáo tài chính: Là hoạt động kiểm toán độc lập, thu thập các bằng chứng để đánh giá mức độ chính xác của các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
  • Kiểm toán hoạt động: Hoạt động kiểm toán tại các chi nhánh công ty nước ngoài trên địa bàn Việt Nam.
  • Kiểm toán tuân thủ: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ đúng các quy định của cơ quan chuyên môn và nhà nước hay không.
  • Kiểm toán thuế: Là việc kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thông tin về thuế (thuế phải nộp, thuế đã nộp, thuế còn phải nộp) và xác nhận việc tuân thủ quy định về thuế của cơ quan được kiểm toán.
  • Kiểm toán nội bộ: Hoạt động kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp.
4. Mức lương ngành kiểm toán
 
Mức lương trung bình của kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay là 12 triệu đồng/tháng, phổ biến trong khoảng 9 - 18 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 5 - 7 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng từ 15 - 20 triệu đồng/tháng đối với những người trên 5 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, đối với những người có các chứng chỉ kiểm toán quốc tế như CPA, ACCA,... thì mức lương có thể đạt đến 1,000 - 2,000 USD/tháng (khoảng 23 - 46 triệu đồng/tháng).
 
Với những chứng chỉ này và kinh nghiệm tích lũy được, các kiểm toán viên lành nghề có thể lựa chọn làm việc cho công ty nước ngoài để hưởng lương theo chuẩn quốc tế khoảng 57,000 USD/năm tương đương 1,3 tỷ đồng/năm.
 
5. Thời gian thử việc ngành kiểm toán
 
Thời gian thử việc kiểm toán viên sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thường là 2 tháng với mức lương 80 - 85% lương cơ bản. Những người có năng lực và chứng minh được tâm huyết với nghề có thể được ký hợp đồng lao động chính thức trước khi hết thúc thời gian thử việc này.
 
Trong thời gian thử việc, dù không được hưởng các chế độ đãi ngộ và quyền lợi giống như nhân viên chính thức nhưng bản thân mỗi nhân viên vẫn cần phải cố gắng hết sức, thể hiện sự nhiệt tình trong công việc. Hiệu quả công việc chính là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định của nhà tuyển dụng.
 

Những việc làm ngành kiểm toán phổ biến
 
6. Cơ hội thăng tiến
 
Mỗi nấc thang công việc trong ngành kiểm toán sẽ tương ứng với một mức lương và chế độ đãi ngộ khác nhau. Khi mới ra trường, hầu hết mọi người sẽ trải qua công việc trợ lý kiểm toán (Junior Auditor/Assistant). Trợ lý kiểm toán là người thực hiện các công việc đơn giản như kiểm tra chứng từ, sổ sách, công nợ, thống kê kho,...
 
Cao hơn Junior Auditor là Senior Auditor (trưởng nhóm kiểm toán) - những người có khoảng 2 - 3 năm kinh nghiệm. Trưởng nhóm kiểm toán là người phụ trách các trợ lý kiểm toán, cùng với họ thực hiện các cuộc kiểm toán ở quy mô nhỏ hoặc trung bình. Ngoài kiến thức chuyên môn, trưởng nhóm kiểm toán cần phải có kỹ năng sắp xếp, phân công công việc, phối hợp và đánh giá nhân viên cũng như giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
 
Những người có 6 - 7 năm kinh nghiệm trong nghề kiểm toán có nhiều cơ hội trở thành Chủ nhiệm kiểm toán (Auditing Manager). Họ là những người điều hành các cuộc kiểm toán quy mô lớn, đồng thời phối hợp với các trưởng nhóm/khách hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
 
Giám đốc kiểm toán (Auditing Director) là vị trí cao nhất trong nghề kiểm toán mà bất cứ ai trong nghề cũng muốn đạt được. Giám đốc kiểm toán sẽ hỗ trợ nhân viên cấp dưới xử lý các vấn đề khó khăn và điều hòa các xung đột xảy ra trong quá trình làm việc (nếu có). Họ cũng chính là người quản lý ngân sách kiểm toán và đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều mang lại lợi nhuận.
 
7. Thách thức trong nghề kiểm toán
 
Cho dù công việc của bạn trong ngành kiểm toán là gì đi chăng nữa thì vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhất định. Nếu bạn là bên thứ 3 chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán thì sẽ phải làm việc với những khách hàng khó tính, đặt ra nhiều yêu cầu cao nhưng mức chi cho dịch vụ kiểm toán lại rất thấp. Nếu như bạn là một nhân viên kiểm toán nội bộ thì đôi khi sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích hay khó chịu của đồng nghiệp nếu như muốn hoàn thành tốt công việc.
 

Cơ hội và thách thức của ngành kiểm toán
 
Ngoài ra, người làm nghề kiểm toán còn phải đối mặt với những thách thức như:
  • Áp lực về thời gian hoàn thành công việc.
  • Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn: Kiểm toán viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề lại đòi hỏi những kiến thức chuyên môn riêng, đòi hỏi họ phải tự mình trau dồi các kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc. Ngoài ra, các quy định, tiêu chuẩn, luật pháp liên quan đến kiểm toán cũng không ngừng thay đổi. Kế toán viên cần phải liên tục tiếp thu, cập nhật thì mới có thể hoàn thành công việc.
  • Khó khăn trong việc áp dụng công nghệ vào thực tế công việc: Ngày càng có nhiều công cụ, phần mềm được áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán, đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng thành thạo những công nghệ này để có thể theo kịp sự phát triển của toàn ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
  • Sự đào thải của bản thân ngành kiểm toán: Kiểm toán được coi là một trong những ngành có thu nhập cao trong xã hội; vì vậy mà kỳ vọng đối với những người làm nghề này cũng rất lớn, từ kiến thức, thời gian, khả năng áp dụng công nghệ, sự nhanh nhạy,.... Nếu mắc lỗi trong quá trình làm việc, kiểm toán viên sẽ phải đối mặt với những hình phạt hết sức nặng nề, thậm chí là bị tước chứng chỉ hành nghề kiểm toán.
Ngành kiểm toán nói chung có tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp; chưa tính tới việc nhu cầu tuyển dụng kiểm toán công nghệ thông tin hay kiểm toán an ninh, an toàn ngày càng cao. Trở thành kiểm toán viên, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để vươn lên và tạo tiếng tăm trong nghề. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích lĩnh vực kinh tế thì cũng có thể ứng tuyển các vị trí kế toán. 
Số lượt đọc: 194 -