• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

55097
Tổng số truy cập:55097
Khách đang online: 102
Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?
Ngày đăng tin: 14/06/2022 09:43

Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp diễn ra hiệu quả nhất, các công ty tuyển dụng vị trí trưởng phòng vận hành khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên chưa thể hiểu chính xác định nghĩa trưởng phòng vận hành là làm gì, các công việc cụ thể ra sao hay mức lương, khả năng thăng tiến như thế nào.

Trưởng phòng vận hành có thể làm việc ở nhiều kiểu doanh nghiệp khác nhau, từ công ty sản xuất tới công ty phân phối, dịch vụ. Đóng vai trò như một người điều phối, trưởng phòng vận hành đã và đang chứng minh được tầm quan trọng không thể thay thế của mình trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được suôn sẻ, trơn tru. Dĩ nhiên, yêu cầu về trình độ, kỹ năng, số năm kinh nghiệm đối với vị trí này cũng không phải đơn giản.


Công việc của Trưởng phòng vận hành là làm gì?

I. Trưởng phòng vận hành là làm gì?
 
Trưởng phòng vận hành (tiếng Anh là Operations Manager) còn có tên gọi khác là Trưởng phòng quản trị vận hành là người quản lý và giám sát quy trình vận hành tại các doanh nghiệp, tập đoàn. Trưởng phòng vận hành thu hút nhân tài, thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo và quy trình tuyển dụng. Họ cũng phân tích và cải tiến các quy trình làm việc từ thủ tục hành chính đến cách phối hợp của các phòng ban, điều phối công tác, điều chỉnh nhịp độ của môi trường làm việc hướng tới cải thiện chất lượng, năng suất và hiệu quả.

1. Mô tả công việc của Trưởng phòng vận hành
 
Mô tả công việc của trưởng phòng vận hành ở các công ty, tập đoàn khác nhau sẽ không giống nhau hoàn toàn nhưng điểm chung là các nhiệm vụ chính sẽ gồm có:
  • Quản lý tổng thể hoạt động vận hành, điều phối ở doanh nghiệp.
  • Đưa ra các quyết định chính sách, kế hoạch và chiến lược quan trọng.
  • Xây dựng, thực hiện và xem xét điều chỉnh các chính sách, thủ tục hoạt động.
  • Hỗ trợ bộ phận nhân sự tuyển dụng khi cần thiết.
  • Xây dựng và thúc đẩy văn hóa công ty, tìm cách tạo động lực để nâng cao hiệu suất làm việc và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công nhân viên.
  • Giám sát việc lập ngân sách, báo cáo, lập kế hoạch và kiểm toán.
  • Làm việc với các bên liên quan cũng như ban giám đốc.
  • Đảm bảo tất cả các tài liệu pháp lý và quy định được lưu trữ, giám sát việc tuân thủ các luật pháp và quy định.
  • Làm việc với ban giám đốc để xác định các giá trị và sứ mệnh, đồng thời lập kế hoạch cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như đón đầu cơ hội cho công ty.
  • Xây dựng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng.
2. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Trưởng phòng vận hành
 
Với vai trò trưởng phòng vận hành, tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng thường khá cao. Ứng viên không chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ hay kinh nghiệm mà kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Một số yêu cầu cơ bản sẽ là:
  • Bằng cử nhân trở lên về Quản lý sản xuất, Khoa học quản lý, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm trong ngành, từng làm trưởng nhóm (leader), trưởng phòng vận hành là lợi thế.
  • Khả năng quản lý, vận hành và lãnh đạo.
  • Kiến thức về quản lý tài chính và ngân sách chung, bảng cân đối kế toán và quản lý dòng tiền.
  • Khả năng tạo sự đồng thuận và xây dựng mối quan hệ giữa các nhà quản lý, đối tác và nhân viên.
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Khả năng điều phối, sắp xếp công việc và quản lý thời gian.
  • Kỹ năng phân tích và làm việc tốt dưới áp lực.

Thu nhập của Trưởng phòng vận hành bao nhiêu mỗi tháng?

II. Lương Trưởng phòng vận hành bao nhiêu?
 
Vì là vị trí trưởng phòng, vai trò cấp quản lý nên thu nhập của trưởng phòng vận hành khá cao. Thực tế, lương trưởng phòng vận hành trung bình khoảng 15 - 25 triệu/ tháng, cao hơn có thể lên tới 30 - 50 triệu/ tháng. Thu nhập này ở mức tương đương với hầu hết các vị trí trưởng phòng khác như trưởng phòng hành chính nhân sự hay trưởng phòng IT.

Đương nhiên, mức lương cao sẽ đi kèm với nhiều trách nhiệm và yêu cầu cao, không phải ai cũng có thể dễ dàng thăng tiến lên trưởng phòng vận hành. Dù vậy, ở vị trí này bạn cũng sẽ được tiếp cận với hệ thống quản lý cấp cao ở công ty, học được nhiều hơn, xây dựng nhiều mối quan hệ tích cực trong ngành và có cơ hội tiếp tục thăng tiến lên vai trò giám đốc hay CEO trong tương lai.

Mô tả công việc của trưởng phòng vận hành và phân tích mức lương, cơ hội, triển vọng của nghề nghiệp này có giúp bạn hình dung rõ hơn về vị trí? Cảm thấy yêu thích công việc này, bạn có thể coi đây là mục tiêu để phấn đấu cho sự nghiệp trong tương lai.
Số lượt đọc: 1697 -