• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

61120
Tổng số truy cập:61120
Khách đang online: 408
Triển vọng nghề nghiệp và tương lai nghề quản lý chất lượng
Ngày đăng tin: 11/12/2021 21:04

Để đáp ứng nhu cầu và mong đợi từ phía khách hàng cũng như đẩy mạnh hiệu quả sản xuất thì quản lý chất lượng là vị trí không thể thiếu. Vậy bạn có đang tò mò quản lý chất lượng là gì và xu hướng phát triển của công việc này trong tương lai?

Quản lý chất lượng luôn là một trong những ngành nghề thu hút được lực lượng lao động đông đảo nhờ mức lương hấp dẫn, phạm vi làm việc rộng và cơ hội phát triển không ngừng. Một sản phẩm tung ra thị trường có thành công và đáp ứng được kỳ vọng của người dùng hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy trình làm việc của quản lý chất lượng. Đó cũng là lý do tại sao các công ty không ngại bỏ ra những khoản chi phí lớn để xây dựng bộ phận quản lý chất lượng cũng như kiện toàn quy trình này.
 

Triển vọng nghề nghiệp và tương lai nghề quản lý chất lượng
 
I. Quản lý chất lượng là gì?
 
Nhân viên quản lý chất lượng chịu trách nhiệm thực hiện các quy trình kiểm tra, quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của công ty. Họ đảm bảo mọi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp luôn nhất quán, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Quy trình quản lý chất lượng gồm 4 bộ phận chính:
  • Hoạch định chất lượng.
  • Kiểm soát chất lượng.
  • Đảm bảo chất lượng.
  • Cải thiện chất lượng.
Các khái niệm liên quan đến quản lý chất lượng lần lượt được sáng tỏ khi Henry Ford giới thiệu quy trình lắp đặt dây chuyền lắp ráp đầu tiên trên thế giới. Tiếp đến là bước nhảy vọt của W. Edwards Deming khi đưa ra các quan điểm về "Quản lý chất lượng toàn diện" (TQM): tập trung quản lý tất cả quy trình để hạn chế tối đa lỗi có thể phát sinh.
 
Toyota sau đó đã hình thành mô hình "Hệ thống sản xuất Toyota" (TPS) tập trung vào việc xây dựng, cải thiện quy trình sản xuất mà sau này được biết đến rộng rãi với tên gọi "sản xuất tinh gọn" (lean manufacturing).
 
II. Tầm quan trọng của vị trí quản lý chất lượng
 
Nói đơn giản thì thành công hay thất bại của một doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào quy trình quản lý chất lượng mà công ty đó áp dụng. Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ không được đảm bảo thì tổ chức đó sẽ nhanh chóng đánh mất uy tín và lòng tin từ phía người dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.
Khách hàng luôn muốn chắc chắn số tiền mình bỏ ra được chi trả cho thứ xứng đáng. Do đó, nhân viên quản lý chất lượng không chỉ chịu trách nhiệm đáp ứng đủ mà còn vượt xa mong đợi của khách hàng. Đổi lại, sự hài lòng đó sẽ dẫn đến lòng trung thành của khách hàng và một thương hiệu doanh nghiệp lớn mạnh.

III. Những xu hướng ảnh hưởng đến tương lai nghề quản lý chất lượng
 
Vị trí quản lý chất lượng đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực cũng như những loại hình, quy mô công ty khác nhau. Có thể nói, cơ hội việc làm nghành nghề này là vô cùng rộng mở và đầy hứa hẹn trong những năm sắp tới.
 
1. Từ giá trị tới cung ứng
 
Thời gian gần đây, ý tưởng về quản lý chất lượng đã vượt khỏi quy trình sản xuất, đi sâu vào toàn bộ chuỗi giá trị (value chain) trong mọi lĩnh vực. Ngay cả các quy trình quản lý chuỗi cung ứng cũng được hình thành dựa trên nguyên tắc về quản lý chất lượng.
 
Khách hàng đang ngày càng chú trọng vào chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ mà mình sử dụng. Nói cách khác, những doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu này sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh của mình.
 
2. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
 
ISO-9001 là bộ tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Các tiêu chuẩn khác do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành như hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, hệ thống quản lý môi trường, v.v. có thể được tích hợp với nguyên tắc ISO-9001.
 

Quản lý chất lượng nghề có nhiều triển vọng trong tương lai
 
3. Sản xuất tinh gọn
 
ISO-9001 được các công ty áp dụng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất. Hai mô hình cải tiến phổ biến nhất trong mọi lĩnh vực, ngành nghề là 6 sigma và lean (sản xuất tinh gọn).
Cụ thể, phương thức sản xuất tinh gọn có mục tiêu giảm thiểu lãng phí chi phí, nhân công, máy móc, thời gian mà vẫn đảm bảo được năng suất, đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
 
4. Tính bền vững
 
Với nhu cầu và mong đợi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ phía khách hàng mà ISO thường xuyên điều chỉnh, cập nhật bộ tiêu chuẩn của mình để giúp các doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng người dùng.
 
Nội dung chiến lược duy trì tính bền vững của ISO bao gồm việc thừa nhận hệ thống quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tác động tới môi trường và cộng đồng. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phiên bản sửa đổi tiêu chuẩn ISO-9001 cho quy trình quản lý chất lượng của mình.
 
IV. Cần chuẩn bị gì để xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất lượng?
 
Mức lương trung binh của một Nhân viên quản lý chất lượng là khoảng 9 - 11 triệu/tháng, khá cạnh tranh. Do đó, ngày càng có nhiều người muốn thử sức và xin việc Nhân viên quản lý chất lượng. Nếu bạn muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này, điều quan trọng là bạn cần có sự chuẩn bị sẵn sàng nộp CV xin việc quản lý chất lượng để được đảm nhận vị trí.
 
Một số yêu cầu bạn cần đáp ứng được là:
  • Bằng cấp: Dĩ nhiên, với một công việc cần trình độ chuyên môn như quản lý chất lượng, bạn cần có bằng cấp liên quan. Ví dụ, bạn làm trong xưởng chế biến thực phẩm thì nên học chuyên ngành về khoa học thực phẩm; hoặc làm kiểm định ô tô thì nên có bằng cấp về kỹ thuật ô tô. Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm các chứng chỉ, học về tiêu chuẩn ISO...
  • Kỹ năng: Các kỹ năng cần thiết nhất với những ai làm quản lý chất lượng là kỹ năng công nghệ để phân tích và tính toán, kỹ năng tập trung tốt trong thời gian dài, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm...
  • Đam mê, có thể gắn bó lâu dài: Ban đầu, nhiều người có thể xin việc quản lý chất lượng chỉ vì tò mò hoặc bị hấp dẫn bởi mức lương khá cao. Tuy nhiên, để làm lâu dài thì bạn sẽ cần có đam mê, sự kiên định và bình tĩnh. Công việc này không hề đơn giản hay nhàn hạ mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp và sự cố gắng liên tục để tuân thủ các tiêu chuẩn và tự đúc rút kinh nghiệm.
Có thể dễ dàng nhận thấy triển vọng và tương lai đầy hứa hẹn của nghề quản lý chất lượng. Chính vì vậy, nếu đã đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng thì đừng để điều gì ngăn cản bạn chạm tay vào công việc mơ ước của mình nhé! Thậm chí nếu đã tích lũy kinh nghiệm đủ lâu cộng với thái độ làm việc chuyên nghiệp, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí chuyên viên, trưởng phòng quản lý chất lượng với mức lương và chế độ đãi ngộ cực kỳ lý tưởng.
Số lượt đọc: 605 -