• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

130293
Tổng số truy cập:130293
Khách đang online: 427
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mối quan hệ sếp – nhân viên ra sao?
Ngày đăng tin: 19/05/2025 22:23

Thử tưởng tượng vào một cuộc họp nội bộ đầu tuần, sếp của bạn bước vào và cầm trên tay một bảng đánh giá hiệu suất do trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp, chấm điểm. Nhìn sang bên cạnh, bạn thấy đồng nghiệp đang “nhờ” ChatGPT viết một email để phản hồi khách hàng sao cho tạo được ấn tượng tốt. Nghe qua thì có vẻ khó tin nhưng đây lại chính là thực tế đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.

 
Có thể nói, sự xuất hiện của AI đem đến nhiều giải pháp tích cực cho nhiều đơn vị. Song, điều khiến nhiều người quan tâm lúc này là liệu nó có làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên hay không? Trong bài viết sau, ta sẽ cùng làm rõ!
 
1. Khi người thứ ba mang tên “AI” xuất hiện ở công sở
 
 
Chúng ta không thể phủ nhận việc trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm rất tốt nhiệm vụ của nó trong doanh nghiệp. Từ giao task, đánh giá hiệu suất cho đến tổng hợp báo cáo hay đề xuất cải thiện đều có thể được thực hiện qua “thành viên” này.  Chính vì những lợi ích mang lại, AI được ví như “trợ lý” đắc lực giúp cả nhà quản lý lẫn nhân viên giảm tải bớt lượng công việc cần phải xử lý.
 
Tuy nhiên, bất cứ mối quan hệ nào khi xuất hiện bóng dáng của “người thứ ba” cũng là điều đáng lo ngại. Đó là lý do sợi dây kết nối giữa sếp – nhân viên lúc này được đặt lên bàn cân và khiến nhiều người không khỏi băn khoăn rằng: Liệu nó có còn được như trước?
 
2. Tác động tiêu cực của AI trong quá trình giao tiếp giữa Sếp và Nhân viên
 
 
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo là tốt, nhưng nếu quá lệ thuộc vào nó, điều này sẽ vô tình trở thành “con dao hai lưỡi”. Dễ thấy nhất, nó khiến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên dần đi vào ngõ cụt. Vậy, nguyên nhân là từ đâu?
 
Thứ nhất, cảm xúc giữa người với người ngày càng mất kết nối. Thay vì một cuộc họp được diễn ra với tinh thần thấu hiểu, sẻ chia những khó khăn,… thì giờ đây, nó chỉ còn lại những con số trống rỗng. AI hoàn toàn có thể đưa ra được đánh giá “khách quan” về hiệu suất làm việc của mỗi người, thế nhưng nó không thể thấu hiểu hay lắng nghe những gì họ đang gặp phải. Lúc này, sự kết nối về mặt cảm xúc phải nhường chỗ cho những thông báo đầy sự lạnh lùng hay những lời nhận xét khô khan.
 
Thứ hai, trí tuệ nhân tạo cũng khiến niềm tin con người bị “lung lay”. Sếp có xu hướng tin vào đánh giá của AI thay vì căn cứ trực giác bản thân. Trong khi đó, nhân viên lại thích tham khảo lời khuyên từ AI hơn là hỏi ý kiến sếp. Lâu dần, điều này khiến sự tin cậy mà cả hai dành cho nhau ngày càng vơi đi. 
 
Cuối cùng, phụ thuộc AI khiến kỹ năng cá nhân ngày càng mai một. Ngay cả lời khen hay lời cảm ơn cũng khó có thể được chân thành nói ra. Lúc này, không chỉ nghiệp vụ chuyên môn giảm sút mà ngay cả kỹ năng con người như bày tỏ, lắng nghe cũng trở nên vô cùng khó khăn.

3. Giải pháp khắc phục
 
 
Trong hoàn cảnh có sự xuất hiện của “người thứ ba” này, cả sếp và nhân viên phải làm thế nào để khắc phục? Sau đây sẽ là một số gợi ý:
 
– Giải pháp dành cho Sếp:
 
Với năng lực của một người sếp, sẽ không khó để bạn sử dụng dữ liệu AI kết hợp với cảm nhận trực quan. Cụ thể, sau khi tham khảo số liệu từ AI, hãy tiến hành trao đổi trực tiếp với nhân viên để tìm hiểu hoàn cảnh, từ đó tiếp thêm động lực cho họ.
 
Không những thế, đừng quên thường xuyên trao đổi 1:1 với cấp dưới của mình. Đây không chỉ là cách để “ngầm” kiểm tra tiến độ mà còn giúp nhân viên cảm thấy bản thân được lắng nghe, không phải bị “đánh giá”. Mặt khác, việc đưa ra những lời cảm ơn, ghi nhận,… đúng lúc dành cho cấp dưới đôi khi còn giá trị hơn cả một con số tốt.
 
– Giải pháp dành cho Nhân viên
 
Nếu là nhân viên, bạn đừng ngần ngại trình bày rõ những nỗ lực và cảm xúc của bản thân – thứ mà trí tuệ nhân tạo (AI) không thể đánh giá toàn diện. 
 
Ngoài ra, hãy ghi nhớ rằng AI là một công cụ hỗ trợ. Nắm rõ cơ chế hoạt động của nó, bạn sẽ tăng năng suất lên gấp nhiều lần. Thay vì lạm dụng AI để sao chép thông tin, bạn hãy học cách kết hợp khéo léo giữa những nguồn tham khảo từ AI và những đánh giá từ kinh nghiệm bản thân để phát triển nên những ý tưởng cá nhân hiệu quả.
 
Mặt khác, sợi dây kết nối giữa nhân viên và sếp vẫn có thể được duy trì nếu bạn nỗ lực giao tiếp mở. Thay vì chờ đợi feedback từ sếp, hãy chủ động hỏi han và cập nhật tiến độ. Lúc này, hình ảnh của bạn trong mắt sếp sẽ trở nên đáng tin hơn.
 
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành người bạn đắc lực giúp xử lý các task nhanh chóng. Tuy nhiên, nó không thay thế được nhà quản lý hay vai trò nhân viên để duy trì một tập thể gắn bó và cùng nhau phát triển. Vì thế, đứng trước hai sự lựa chọn là “máy móc” và “cảm xúc”, bạn hãy cố gắng kết hợp cả hai để đạt hiệu quả tối đa!
Số lượt đọc: 11 -