• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

46025
Tổng số truy cập:46025
Khách đang online: 425
Startup nên tránh những lỗi này khi tuyển dụng
Ngày đăng tin: 16/07/2022 09:32

Nhân viên là tài sản lớn nhất của một công ty nhưng với các Startup, họ cũng là đối tượng dễ thay đổi nhất vì những rủi ro mà Startup mang lại là vô cùng lớn. Khi tuyển dụng ở giai đoạn đầu, mỗi nhân viên đều có vai trò then chốt và ảnh hưởng lớn đến công ty của bạn. Vì vậy, Startup nên tránh những lỗi này khi tuyển nhân sự nếu muốn thành công.

Trong một môi trường mỗi một nhân viên đều quyết định đến khả năng thành bại của công ty. Nhiều ứng viên thường ngần ngại khi ứng tuyển vào các công ty Startup bởi luôn chứa nhiều rủi ro, cơ hội việc làm khó có thể đảm bảo nếu chẳng may công ty phá sản. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những lợi ích mà công ty Startup mang lại cho bạn nếu làm việc tại đây. Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy cân nhắc kỹ xem làm việc cho startup được gì và mất gì, từ đó định hướng cho mình sự nghiệp đúng đắn nhất. Là người sáng lập Startup, nhà tuyển dụng cũng cần tránh mắc phải 5 sai lầm dưới đây để chạm đến thành công.


Kỹ năng tuyển dụng thông minh dành cho Startup
 
Những lỗi startup nên tránh khi tuyển dụng

1. Tuyển bạn bè/người nhà
 
Để cho quan hệ tình cảm xen vào công việc là một điều hoàn toàn không sáng suốt, vì thế bạn không nên tuyển dụng chỉ vì đó là bạn bè hay người nhà của mình. Ngay cả khi họ có chuyên môn xuất sắc cũng không có nghĩa họ phù hợp với công ty của bạn và/hoặc một đối tác kinh doanh bền vững. Tình cảm riêng tư khiến các bạn không thể làm việc với nhau một cách rạch ròi, minh bạch và tồi tệ hơn là kết thúc bằng việc tổn hại cả công việc lẫn tình cảm.
 
2. Tuyển "chính mình"
 
Bản tính của chúng ta là chú ý đến những người giống mình, có cùng quan điểm và suy nghĩ giống mình nhưng bạn nên nhớ, bạn đang tuyển nhân viên không phải chọn bạn tâm giao. Đôi khi điều quan trọng nhất ở một nhân viên mới là mang đến cho bạn những quan điểm, cách nhìn hoàn toàn khác với bạn, những ý tưởng, giải pháp mà có thể bạn không nghĩ đến hoặc không chú ý tới. Dù là vị trí tuyển dụng nào từ nhân viên kinh doanh, nhân viên hành chính nhân sự, kế toán... hay cả lao động phổ thông hãy cố gắng nhìn người, đánh giá những gì mình cần để từ đó tuyển dụng sao cho hợp lý nhất.

Các thành viên trong nhóm nên là sự kết hợp của nhiều tính cách và tư duy khác nhau để mang đến giải pháp sáng tạo và mới mẻ. Tuy nhiên, bạn nên tuyển người phù hợp với văn hóa công ty chứ không phải người đấu khẩu và xung đột với mình trong mọi vấn đề.
 
3. Vội vàng lấp đầy chỗ trống
 
Tuyển nhân viên một cách vội vàng là một giải pháp thiển cận cho một vấn đề lâu dài. Nhu cầu tuyển dụng gấp kèm theo mở rộng nhanh thường dẫn đến sự thỏa hiệp về tính phù hợp và chẩm chất của ứng viên. Mỗi nhân viên mới đều đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển văn hóa và thương hiệu công ty đến mức mà bạn sẽ phải trả giá đắt nếu đưa ra quyết định khinh suất trong tuyển dụng. Mỗi ứng viên khi đi tìm việc làm họ sẽ luôn xác định lương thấp đã đành, làm việc cho startup còn chịu nhiều thiệt thòi, như vậy họ sẽ xác định rõ hơn trong quá trình làm việc, dù có gặp có khăn thì cũng đã có sự chuẩn bị trước về tinh thần.
 
4. Tìm kiếm nhân viên toàn năng
 
Một nhân viên marketing giỏi, sales giỏi, vừa biết về code và viết nội dung không có khả năng tồn tại. Mặc dù một nhân viên marketing, sales giỏi đó có thể đảm nhận nhiều vai trò là một điều tốt nhưng bạn tuyển họ vì bạn nghĩ họ có thể gánh vác nhiều việc cùng lúc là một sai lầm. Thứ nhất, người có thể làm nhiều việc khác nhau thì thường không giỏi việc gì cả. Thứ hai, bạn sẽ đau đầu khi công ty ngày càng lớn mạnh và muốn có các nhân viên chuyên môn hóa để phát triển nhanh hơn nữa.
 

Kinh nghiệm giúp các startup tuyển dụng được các ứng viên tiềm năng
 
5. Mơ hồ về sứ mệnh của công ty
 
Sứ mệnh và giá trị của một doanh nghiệp là điều cốt lõi quyết định mọi thứ bạn làm và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty từ phát triển sản phẩm cho đến tìm kiếm đối tác. Nếu bạn không truyền đạt sứ mệnh công ty đến nhân viên một cách hiệu quả, bạn sẽ phải nhận quả đắng khi đưa ra quyết định quan trọng về phương hướng kinh doanh. Trái lại nếu bạn rõ ràng và kiên quyết về giá trị cốt lõi của tổ chức, bạn sẽ có một đội ngũ nhân viên đoàn kết và tất cả đều làm việc hướng tới mục tiêu chung.

Đã xác định khởi nghiệp, các nhà startup phải luôn xác định startup thất bại không đáng sợ, đáng sợ là không biết nhìn ra sai lầm mà tránh. Do đó dù là trong công việc tuyển dụng hay tiến hành hoạt động kinh doanh, các nhà khởi nghiệp phải luôn sáng suốt, biết học hỏi và biết đứng lên từ những thất bại, có như vậy cơ hội khởi nghiệp thành công mới nhiều.
Số lượt đọc: 259 -