Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? 7 yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 18/12/2023 16:34
Bất cứ ứng viên nào trong quá trình tìm việc đều muốn được nhận vào các doanh nghiệp lớn với mức lương cao cùng cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị HR, người tuyển dụng cần gì? Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở ứng viên? Những yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là gì? Bài viết dưới đây Cevn giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Người tuyển dụng cần gì ở ứng viên?
Nếu nói rằng nhà tuyển dụng mong đợi gì từ ứng viên thì có thể kể đến các yếu tố sau đây:
Học vấn
Nếu ứng viên tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng với bằng xuất sắc hoặc đang học thêm chuyên môn phục vụ cho vị trí tuyển dụng, bạn hãy nêu ra ở đầu CV. Tuy nhiên bạn cũng có thể để phần quá trình làm việc và kinh nghiệm lên trên rồi học vấn để cuối như mục tham khảo thêm.
Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên?
Lời tuyên bố cá nhân
Nhà tuyển dụng không mấy quan tâm đến mong muốn của bạn về sự nghiệp. Điều họ muốn biết là những gì bạn có thể làm, làm sao mang tới lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội để bạn tạo thiện cảm với doanh nghiệp. Nếu mắc phải sai lầm dù nhỏ, cơ hội phỏng vấn của bạn cũng sẽ bị giảm đi so với ứng viên khác.
Thái độ tích cực
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên có thái độ sống và làm việc tích cực. Nghĩa là bạn thường ở trong tâm thế sẵn sàng nhận thử thách, tìm mọi cách hoàn thành nhiệm vụ cho dù khó khăn nhất hay nhỏ nhất mà không phàn nàn, chùn bước. Bạn có thể không quá tài năng nhưng bạn luôn giúp đỡ mọi người, làm việc với niềm vui, phấn khởi. Đó là điều bất cứ HR nào đều coi trọng.
Thái độ tích cực luôn được đánh giá cao
Có kế hoạch cụ thể
Mục tiêu của buổi phỏng vấn là để chứng minh bạn làm sao mang tới lợi ích cho doanh nghiệp chứ không phải đòi hỏi doanh nghiệp cho bạn lợi ích gì. Hãy để HR thấy rằng bạn là người phù hợp với công việc và vì sao bạn là lựa chọn tốt nhất với họ.
Muốn tạo dựng sự nghiệp ở công ty
Hãy nói điều này với nhà tuyển dụng nếu bạn có ý nghĩa đó. Nói với họ rằng bạn muốn gắn bó lâu dài, cống hiến cho công ty. HR luôn đánh ía cao những ứng viên muốn giúp sức cho doanh nghiệp lâu dài và không có ý định nhảy việc.
Kinh nghiệm
Ngoài học vấn, kinh nghiệm thực tiễn chiếm 45% nội dung CV của bạn. Nhà tuyển dụng cũng dành nhiều thời gian để đánh giá mục này. Họ muốn biết kinh nghiệm làm việc của bạn có thích hợp với vị trí tuyển dụng không? Và bạn sẽ giúp gì cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm làm việc là lợi thế của ứng viên
Cần lưu ý rằng dù bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như thế nào thì cũng nên nhớ: không nói dối hay phóng đại về khả năng của mình. Nếu để nhà tuyển dụng biết bạn đang cố “ vẽ vời” về năng lực bản thân họ sẽ rất khó chịu, thậm chí loại bạn ngay lập tức.
Luôn luôn học hỏi
Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có sẵn sàng thích ứng, học tập các phương pháp mới không. Hãy để họ thấy bạn luôn muốn khám phá về các lĩnh vực mới. Nói với họ rằng bạn thường xuyên đọc các bài nghiên cứu chuyên môn và nói chuyện với chuyên gia để được tư vấn. Có thể ví dụ một số ấn phẩm bạn đã đọc.
Có động lực làm việc
Đối mặt với nhà tuyển dụng bạn cần thể hiện 2 vấn đề: 1 là bạn mong muốn giúp doanh nghiệp phát triển, 2 là bạn có thể xây dựng cảm hứng thực hiện công việc cho người khác. Hãy để nhà tuyển dụng thấy được động lực giúp bạn thành công trong quá khứ và giúp bạn thành công trong vai trò mới.
Kỹ năng
Nếu bạn có chuyên môn nhưng lại thiếu kỹ năng thì cần tham gia các hội nhóm hay câu lạc bộ kỹ năng mềm ngay. Bởi nhà tuyển dụng không muốn mất quá nhiều thời gian đào tạo người mới và họ sẽ chọn người khác tiềm năng hơn bạn.
Thể hiện các kỹ năng với nhà tuyển dụng
Có thể tham khảo trên trang web để nắm được những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần cho vị trí tuyển dụng đó là gì. Sau đó xem xem bản thân đã có kỹ năng gì liên quan tới vị trí ứng tuyển. Ví dụ kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết tình huống, giao tiếp,…
Hiểu rõ về doanh nghiệp
Ngoài kinh nghiệm, kỹ năng, nhà tuyển dụng cũng quan tâm bạn đã tìm hiểu gì về doanh nghiệp của họ. Điều đó cho thấy bạn có nghiêm túc với hoạt động tuyển dụng không, có sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới ở doanh nghiệp không? Hãy tập trung tìm kiếm các thông tin trên trang web công ty: các sản phẩm, dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp, sứ mệnh, thành quả đạt được của doanh nghiệp,…
Sự tự tin
Đây là một trong các yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện sự tự tin từ lời nói, hành động, ánh mắt, cử chỉ từ buổi phỏng vấn nhé.
7 yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Ngoài việc nắm được nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên bạn cần biết cách tạo ấn tượng với HR qua các phương diện sau đây:
Trình độ chuyên môn, bằng cấp
Việc theo học ở các nước phát triển như Úc, Anh, Mỹ có nền giáo dục chất lượng hơn Việt Nam. Họ chú trọng nhiều thực tiễn hơn là lý thuyết suông như ở Việt Nam.
Hãy tận dụng lợi thế này để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nếu có thể hãy tham gia vào các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về kiến thức ngay khi còn đang đi du học, đây sẽ là điểm cộng lớn với bạn khi đi xin việc.
Gây ấn tượng qua cách viết CV
Giữa rất nhiều bộ hồ sơ ứng viên tìm việc, vũ khí đầu tiên giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là bản CV. Ngoài đầy đủ thông tin, đẹp mắt, trung thực bạn cần làm nổi bật kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích, kỹ năng,…. Chính tả, cách trình bày, hình ảnh dùng trong CV.
Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ CV xin việc
Hiện nay bạn có thể tìm kiếm và tham khảo các mẫu CV đa dạng, phong phú được thiết kế theo các nhóm ngành nghề riêng biệt tại: Cevn. Ngoài ra đừng quên thể hiện tinh thần mong muốn, khao khát, lạc quan và thái độ tích cực trong câu từ ở cuối CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Thái độ tác phong
Vượt qua vòng CV và đến buổi phỏng vấn, bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng một số típ như:
Thể hiện sự linh hoạt, chuẩn bị chu đáo
Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra sự linh hoạt cũng như khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Bạn cần bình tĩnh vận dụng các kỹ năng đã chuẩn bị để giải quyết vấn đề. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn vẫn cần tự tin, tìm ra các điểm nhỏ, sáng tạo hơn để gây ấn tượng. Không nên quá cứng nhắc, không chấp nhận đổi mới sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội.
Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Đây cũng là một trong các yếu tố nhà tuyển dụng rất lưu tâm. Nếu bạn trả lời rụt rè, mặt cúi xuống bàn, mắt đảo láo liên, âm lượng nhỏ, rung chân,… đều là những ngôn ngữ cơ thể gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Hãy ngồi ngay ngắn, ngẩng cao đầu, ánh mắt kiên định nhìn thẳng HR và trò chuyện nghiêm túc, cởi mở, quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
Đúng giờ, ăn mặc nghiêm túc
Bạn nên tìm hiểu về môi trường văn hóa của doanh nghiệp, vị trí
ứng tuyển để ăn mặc cho phù hợp. Ngoài ra bạn nên đến trước khoảng 15 phút để chuẩn bị về tinh thần, tác phong tránh gấp gáp hay bỡ ngỡ. Qua đó cũng khiến HR thấy được bạn là một người chủ động về thời gian.
Gây ấn tượng bằng sự khác biệt
Nếu ai đó hỏi nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên thì sự khác biệt cũng là một yếu tố. Bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng các vấn đề như:
Khả năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ là chìa khóa của thành công, dù vị trí ứng tuyển có yêu cầu ngoại ngữ hay không thì việc sở hữu ngôn ngữ thứ 2 là lợi thế lớn cho bạn. Vì vậy hãy tận dụng điều này để gây ấn tượng về trình độ của mình, thể hiện điều đó trong CV. Rất có thể với điểm này bạn sẽ được cất nhắc cho một vị trí hấp dẫn hơn hoặc có mức lương cao hơn.
Khả năng thích ứng
Thích nghi với nơi làm việc mới nhanh chóng sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng. Bạn có thể có cách nhìn đa chiều, mới lạ, giải quyết các vấn đề, tình huống trong công việc từ những góc độ khác nhau cũng là những điểm nhấn để nhà tuyển dụng nhớ tới bạn.
Gây ấn tượng với HR bằng sự khác biệt của bản thân
Kỹ năng xã hội nâng cao, hiểu biết đa chiều về thế giới
Phần lớn các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng tốt với những ứng viên từng du học nước ngoài. Học tập tại quốc gia khác khiến bạn phải có vòng tròn xã hội mới, học được nhiều kỹ năng, hành vi xã hội. Từ đó hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc mới. Ngoài ra bạn cũng nên cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội để dự đoán trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới công việc.
Kỹ năng lãnh đạo
Đây là điểm cuối cùng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Không phải ai cũng có được kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng này thể hiện qua sự hoạch định chiến lược, tầm nhìn, khả năng quản trị, xử lý khủng hoảng của ứng viên trong công việc cũng như cách xử lý tình huống trong buổi phỏng vấn.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn có thể biết được nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Qua đó biết cách rèn luyện trau dồi bản thân để trở nên hoàn hảo hơn và nhanh chóng tìm được một công việc như ý. Ứng viên cần tìm một công việc phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân có thể tham khảo ở nhiều nguồn như các kênh
tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam sẽ là lựa chọn hoàn hảo của nhiều
ứng viên.