• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

8995
Tổng số truy cập:8995
Khách đang online: 421
Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV
Ngày đăng tin: 18/12/2023 14:08

Điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ là một trong những vấn đề bạn cần thể hiện qua bản CV xin việc của mình. Đây cũng có thể là một trong những câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng lựa chọn để phỏng vấn với bạn. Nếu bạn đang chưa biết nên trả lời câu hỏi này như thế nào, hãy theo dõi bài hướng dẫn chi tiết dưới đây của Cevn.

 
Vì sao cần đưa điểm mạnh, điểm yếu vào CV?
 
Lợi ích với ứng viên
 
Đưa ưu nhược điểm vào CV là cách hiệu quả để giới thiệu được thêm thông tin về bản thân và nếu những điểm mạnh phù hợp với yêu cầu công việc, chắc chắn CV của bạn sẽ nổi bật. Ngoài ra với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm để đưa vào CV thì những thông tin về điểm mạnh, điểm yếu cũng giúp bạn lấp được khoảng trống khi CV chưa đủ 1 trang (độ dài lý tưởng của 1 bản CV thông thường).
 
Thêm vào đó, việc thể hiện sự tự tin và trung thực khi nêu rõ về điểm yếu của mình có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.


Tại sao cần ghi điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vào CV

Lợi ích với nhà tuyển dụng
 
Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về bạn khi CV của bạn trình bày cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Họ có thể hiểu rõ hơn về những gì bạn đã thực hiện tốt và những gì bạn đang cố gắng phát triển. Đặc biệt, việc nêu rõ điểm yếu cho thấy sự trung thực và sẵn lòng đối mặt với khả năng của mình.
 
Một yếu tố quan trọng khác là thông qua các điểm mạnh bạn liệt kê, nhà tuyển dụng có thể xem xét xem bạn có phù hợp với môi trường và văn hóa của công ty hay không. Chẳng hạn, nếu điểm mạnh của bạn là khả năng khám phá và đón nhận thách thức, thì bạn sẽ phù hợp với môi trường làm việc ở các công ty sáng tạo.
 
Hướng dẫn và ví dụ viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV
 
Cách ghi điểm mạnh trong CV
 
Điểm mạnh trong CV của bạn sẽ cần được làm nổi bật. Bạn nên đưa nội dung điểm mạnh lên trước điểm yếu để giúp bản CV được logic và để lại ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
 
Với việc trình bày điểm mạnh trong CV, bạn sẽ có thể tìm hiểu được rất nhiều điểm mạnh để ghi vào bản CV của mình qua internet. Tuy vậy, với sự khắt khi ngày càng cao trong vấn đề tuyển dụng, những điểm mạnh đấy thường sẽ không quá phù hợp ở thời điểm hiện tại.
 
Vì vậy, để phần CV của bạn được hiệu quả, ấn tượng hơn, bạn có thể trình bày các điểm mạnh như sau:
 
Điểm mạnh về chuyên môn: Cần nhấn mạnh về những kỹ năng mà bạn có để phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn. Ví dụ đối với vị trí Content Marketing, bạn sẽ có các điểm mạnh như văn phong linh hoạt, đa dạng, có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh cơ bản,…
 
Điểm mạnh về kỹ năng mềm: Ví dụ như bạn là người có khả năng lắng nghe, phân tích và giao tiếp tốt. Hoặc bạn cũng có thể để điểm mạnh là người biết sắp xếp công việc, thời gian và cân bằng các yếu tố liên quan.
 
Điểm mạnh liên quan đến tính cách: Lưu ý, chỉ nên nêu những tính cách thực sự phù hợp với công việc. Ví dụ như đối với nhân viên kinh doanh, bạn có thể ghi điểm mạnh tính cách là sự hòa đồng, hăng hái, nhiệt tình trong công việc,…
 

 
Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV
 
Các ví dụ cụ thể về điểm mạnh bạn có thể đưa vào CV (bao gồm tiếng Anh):
 
Dễ dàng hoà nhập với môi trường mới - Easily adapts to new environments.
 
Ham học hỏi, cập nhật nhanh chóng xu hướng mới - Eager to learn and quickly updates with new trends.
 
Thích thử thách bản thân - Loves challenging oneself.
 
Biết cách sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả - Knows how to organize and manage time effectively.
 
Chủ động, hoàn thành công việc đúng hạn - Proactive and meets deadlines.
 
Kỹ năng lãnh đạo, kết nối thành viên trong team - Leadership skills, capable of connecting team members.
 
Kỹ năng giao tiếp tốt - Strong communication skills.
 
Nhiệt tình trong công việc của team và công việc chung của công ty - Enthusiastic about the team's tasks and the company's overall work.
 
Có trách nhiệm, đáng tín cậy - Responsible and trustworthy.
 
Thành thạo kỹ năng ngoại ngữ và tin học - Proficient in foreign languages and computer skills.
 
Có tính kỷ luật cao, làm việc đúng giờ, có nguyên tắc - Highly disciplined, punctual, and principled.
 
Sự kiên nhẫn - Patience.
 
Khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề - Ability to plan and solve problems.


Nên đưa điểm mạnh về chuyên môn, kỹ năng mềm hoặc theo tính cách

Cách ghi điểm yếu trong CV
 
Tương tự với điểm mạnh, để phần điểm yếu của bạn có thể tạo nên sự độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được tính trung thực, bạn có thể tham khảo những nội dung sau:
 
Điểm yếu về chuyên môn: Ví dụ như kinh nghiệm làm việc chưa thực sự nhiều, một số công cụ có ích cho công việc chưa thực sự thành thạo, kiến thức chuyên môn chưa thực sự quá sâu sắc,… Bạn có thể đưa ra thang chấm điểm cho những điểm yếu này được thực tế hơn.
 
Điểm yếu về kỹ năng: Khả năng giao tiếp, sự khéo léo trong công việc chưa tốt, hoặc nếu gặp công việc quá áp lực có thể dẫn đến thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, khả năng sắp xếp công việc, thời gian làm việc chưa thực sự hiệu quả…
 
Đối với điểm yếu về tính cách: Bạn có thể đưa ra những điểm yếu như trong một số trường hợp có thể bị thiếu kiên nhẫn, trong quá trình làm việc có thể hơi nóng tính nếu người khác làm phiền, ảnh hưởng đến công việc của bạn,..
 

Bạn có thể đưa ra điểm yếu về khả năng sắp xếp thời gian, quản lý công việc
 
Các ví dụ cụ thể về điểm mạnh bạn có thể đưa vào CV (bao gồm tiếng Anh):
 
Kỹ năng trình bày kém, chưa tự tin nói trước đám đông - Struggles with public speaking and lacks confidence in presentations.
 
Kỹ năng ngoại ngữ kém - Weak in foreign languages.
 
Chưa sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng - Not proficient in using office software tools
 
Kỹ năng phản biện yếu - Limited critical thinking skills.
 
Sống nội tâm và ngại va chạm - Introverted and avoids confrontations.
 
Chưa linh hoạt khi giải quyết vấn đề - Can be inflexible in problem-solving.
 
Thường tự tạo áp lực quá mức cho bản thân - Often self-imposes excessive pressure.
 
Chưa biết cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc - Struggling with time management and task organization.
 
Dễ nóng tính khi bị làm phiền - Easily irritated when disturbed.
 
 
Cần đảm bảo tính trung thực cho nội dung điểm yếu trong bản CV
 
Lưu ý khi viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV
 
Tuy là một nội dung nhỏ, nhưng điểm mạnh điểm yếu của bản thân bạn vẫn được nhà tuyển dụng quan tâm. Bởi nó sẽ thể hiện một phần năng lực, tính cách của bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Vậy nên hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để biết cách viết điểm mạnh, điểm yếu phù hợp trong CV.

Đưa ra điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển
 
Khi viết điểm mạnh vào CV, bạn cần chọn lựa những điểm mạnh liên quan trực tiếp đến vị trí bạn muốn ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển nhân viên kế toán, bạn có thể đưa những điểm mạnh như cẩn thận, tỉ mỉ, thích làm việc với những con số, kỹ năng tin học văn phòng tốt, v.vv ... Như vậy, nhà tuyển dụng dễ dàng so sánh với phần "Kinh nghiệm" và "Kỹ năng" trong CV, từ đó dễ dàng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc.
 
Chọn lọc điểm mạnh và điểm yếu trong CV
 
Với mỗi điểm mạnh điểm yếu của bản thân, bạn chỉ nên lựa chọn từ 3 – 5 điểm/khía cạnh mà bạn cảm thấy phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Không nên cho quá nhiều điểm mạnh điểm yếu trong CV, có thể khiến cho bản CV của bạn bị dài và nhàm chán.
 
Bạn có thể nêu bật nhiều điểm mạnh hơn và đưa những điểm yếu không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Không viết quá chung chung hoặc dùng từ quá cường điệu
 
Khi mô tả điểm mạnh, bạn hãy lựa chọn từ ngữ một cách sáng tạo nhưng không nên phô trương. Hãy tránh sử dụng các từ quá cường điệu như: siêu, tuyệt vời, xuất chúng, v.vv
 
Bạn cũng không nên đưa những điểm mạnh, điểm yếu chung chung, không liên quan đến công việc để nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự đã tìm hiểu kỹ và mong muốn làm việc cho vị trí này.

Sắp xếp nội dung hợp lý trong CV
 
Lưu ý về bố cục của phần điểm mạnh, điểm yếu khi trình bày trong CV. Bạn chỉ nên dành từ 2 – 4 dòng để nói về vấn đề này, tránh làm bản CV của bạn quá dài và thừa những nội dung không cần thiết. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra lại về ngữ pháp, lỗi chính tả trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu của bản thân trong công việc.
 

Cần chọn lọc điểm mạnh và điểm yếu khi viết vào CV

Lưu ý khi trả lời phỏng vấn
 
Bạn cần chắc chắn rằng những câu trả lời về điểm mạnh điểm yếu của bản thân phải trùng khớp với thông tin trình bày trong CV. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn bạn cũng cần lưu ý:
 
Trung thực
 
Một trong những điều quan trọng nhất khi nêu ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn là trung thực. Một câu trả lời chân thật sẽ tạo ấn tượng, trong khi một câu trả lời chung chung, phóng đại sẽ mang đến điều ngược lại. 
 
Nhà tuyển dụng sẽ không chọn một người không thể nhận ra và sở hữu những phẩm chất cần thiết để làm việc. Bạn sẽ là một ứng cử viên sáng giá nếu bạn có thể hiểu và tận dụng điểm mạnh của bản thân đồng thời cải thiện những điểm yếu. Vì vậy, bạn nên thể hiện trong cuộc phỏng vấn rằng bạn có thể xác định rõ được điểm mạnh để phát huy và đang cải thiện dần các điểm yếu.
 
Đưa ra ví dụ cụ thể
 
Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể luôn là một ý tưởng hay khi nêu ưu nhược điểm của bản thân trong quá trình phỏng vấn. Bởi các ví dụ sẽ giúp cụ thể hóa hơn câu trả lời và nhà tuyển dụng cũng dễ dàng đánh giá bạn thông qua những tình huống cụ thể đó.
 
Ví dụ, nếu bạn muốn đề cập đến khả năng chịu áp lực tốt trong môi trường làm việc có nhịp độ nhanh, bạn có thể trình bày với nhà tuyển dụng về những lần bạn phải thay đổi lại bản thuyết trình khi kế hoạch thay đổi vào phút chót. Việc chia sẻ một ví dụ thực tế không chỉ làm cho câu trả lời của bạn trở nên nổi bật mà nó còn làm cho người nghe cảm nhận được sự trung thực, chuyên nghiệp của bạn.


Đưa ra ví dụ cụ thể khi trả lời phỏng vấn điểm mạnh điểm yếu

Ngắn gọn và súc tích
 
Tùy thuộc vào cách đặt câu hỏi của nhà tuyển dụng mà bạn có thể đưa ra từ 3 - 5 ưu, nhược điểm của bản thân. Tuy nhiên hãy đảm bảo câu trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm và đi vào chi tiết nhất có thể. Bạn cũng nên khéo léo lồng ghép những điểm mạnh này sẽ hữu ích như thế nào trong công việc để tạo sự nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
 
Những điều cần tránh khi trả lời phỏng vấn
 
Một số điều cần tránh khi nêu ưu nhược điểm của bản thân - Đừng khoe khoang - Đừng làm giảm giá trị của bản thân vì các điểm yếu - Không đưa ra các ví dụ không liên quan đến công việc - Đừng đưa ra các ví dụ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ
 
Cắt ngang khi nhà tuyển dụng đang nói và đặt câu hỏi.
 
Tự cao với những điểm mạnh của bản thân và cố tình giấu diếm điểm yếu
 
Đưa ra các ví dụ không liên quan đến công việc
 
Đưa ra những ví dụ không trung thực, khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ
 
 
Khi trả lời phỏng vấn, nội dung cần trùng khớp với CV
 
Cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
 
Cách xác định điểm mạnh
 
Phân tích SWOT cá nhân: SWOT là viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Rủi ro). Thực hiện một phân tích SWOT cho bản thân để nhận biết rõ điểm mạnh và yếu.
 
Thực hiện bài test tính cách: Có nhiều bài test trực tuyến như MBTI, StrengthsFinder, và DISC giúp bạn xác định được điểm mạnh của mình.
 
Xin phản hồi: Hỏi ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp, và người thân. Đôi khi, họ có thể thấy những điểm mạnh mà bạn chưa nhận ra.
 
Nhìn lại quá khứ: Xem xét những thành công và thất bại trong quá khứ của bạn. Hỏi bản thân: "Tại sao tôi đã thành công trong tình huống này?"
 
Phát hiện thế mạnh thông qua sở thích: Thường thì việc bạn thường xuyên làm và cảm thấy hứng thú chính là điểm mạnh của bạn. Mỗi người có một bản sắc riêng, và sở thích giúp bạn nhận diện được khả năng nào mình đang nắm giữ.
 
Lắng nghe ý kiến từ người xung quanh: Một cách đánh giá hiệu quả và khách quan là thông qua những người đã từng tiếp xúc và tương tác với bạn. Đôi khi, người khác có thể nhìn thấy những gì mà bạn không nhận ra ở bản thân.
 
Rộng mở cửa trải nghiệm: Việc tham gia và trải qua nhiều hoạt động giúp bạn tự nhận biết điều mình giỏi và thích làm. Với mỗi trải nghiệm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình.
 
Tham gia các hoạt động nhóm: Khi làm việc nhóm, bạn sẽ biết mình giỏi ở điểm gì khi tương tác với người khác. Đó có thể là khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, hay thậm chí là người hòa giải trong nhóm.
 
Cách xác định điểm yếu
 
Phân tích thất bại: Mỗi khi bạn thất bại, đừng xem nó như một điều tiêu cực. Hãy phân tích xem nguyên nhân do đâu và xác định xem điểm yếu nào đã gây ra thất bại.
 
Tự đặt mình vào tình huống khó khăn: Đôi khi, để biết điểm yếu, bạn cần phải đặt bản thân vào những tình huống khó khăn hoặc ngoài vùng thoải mái của mình.
 
Thực hiện bài kiểm tra chuyên sâu: Có những bài kiểm tra chuyên dụng giúp xác định các điểm yếu về tính cách hoặc kỹ năng, như bài kiểm tra EQ (trí tuệ xã hội) để xem bạn giỏi kém ở điểm nào trong việc tương tác xã hội.
 
Xin phản hồi: Như đã đề cập ở trên, việc hỏi ý kiến từ người khác không chỉ giúp bạn nhận biết điểm mạnh mà còn giúp bạn xác định điểm yếu.
 
Hy vọng với bài hướng dẫn ở trên, bạn đã có thể tự tin trả lời cũng như trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV tốt hơn.
Số lượt đọc: 174 -