• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

107577
Tổng số truy cập:107577
Khách đang online: 480
Cách trả lời phỏng vấn xin việc thông minh được lòng nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 07/12/2023 10:53

Trong quá trình ứng tuyển vào một vị trí nào đó bạn sẽ cần nộp CV (sơ yếu lý lịch) tới nhà tuyển dụng, sau đó bước lọc CV sẽ được tiến hành và nhà tuyển dụng sẽ chọn ra những CV đáp ứng yêu cầu công việc nhất. Sau đó, nếu nhận được lời mời tham gia buổi phỏng vấn tức là bạn đã thành công bước đầu trong quá trình tìm việc. Vậy phải làm gì để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Cevn nhé!

 
Một số điều cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn
 
Sự chuẩn bị tốt trước buổi phỏng vấn được xem là chìa khóa của thành công, giúp bạn có thể vượt qua thử thách này một cách đơn giản nhất. Dưới đây là một số điều bạn cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn để giúp bạn đạt được việc làm mơ ước.
 
Chuẩn bị về trang phục
 
Vẻ ngoài của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng trang phục của bạn trong buổi phỏng vấn phải "chỉn chu, gọn gàng và lịch sự", không quá phô trương nhưng vẫn thể hiện được cá tính của bản thân. Lời khuyên Cevn đưa ra cho bạn là nên tìm hiểu văn hóa công ty bạn ứng tuyển để quyết định chọn quần áo cho phù hợp nhé!
 

Bạn nên chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự cho buổi phỏng vấn
 
Hãy tránh xa những loại quần áo rườm rà, lạc mốt hoặc quá lòe loẹt, màu sắc. Đừng quên chú ý đến những chi tiết nhỏ như: tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng thêm một chút nước hoa có mùi nhẹ nhàng nhưng đừng lạm dụng quá nhiều. Quần jeans và áo sơ mi màu trầm là một ví dụ không tồi cho mọi cuộc phỏng vấn.
 
Chuẩn bị về kiến thức
 
Ngoài chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt ngoại hình thì bạn cũng nên trang bị cho mình những tri thức liên quan tới công việc và công ty nơi bạn đang ứng tuyển. ra bạn cũng nên tìm đọc các tài liệu liên quan đến công ty bạn ứng tuyển. Trước tiên hãy bắt đầu với những thông tin bản nhất về công ty như loại hình kinh doanh, mô hình các phòng ban, văn hóa công ty, v.vv.. những thông tin này rất dễ tìm kiếm trên trang chủ của công ty hoặc các trang mạng xã hội. Sau đó hãy chuẩn bị cho những câu hỏi liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển, nếu có thời gian, bạn thậm chí còn có thể tập dượt trước ở nhà nếu cảm thấy mình chưa đủ tự tin. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn xứng đáng có được vị trí công việc này.
 
Một số điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn
 
Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
 
Tâm lý vững vàng
 
Cảm giác căng thẳng, lo âu là điều dễ hiểu trong mọi cuộc phỏng vấn. Cevn luôn khuyên bạn nên giữ tâm lý thật thoải mái và bình tĩnh trước, trong và sau buổi phỏng vấn. Khi gặp những câu hỏi khó, đừng quá vội vàng trả lời mà hãy nghiền ngẫm và bóc tách từng vấn đề được nêu ra rồi đưa ra cách giải quyết nhanh gọn nhất. Có thể câu trả lời của bạn chưa thật hoàn hảo, nhưng phong thái tự tin sẽ là một điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
 

Tâm lý vững vàng rất quan trọng trong buổi phỏng vấn
 
Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời phỏng vấn xin việc
 
Dưới đây là một số câu hỏi được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất khi phỏng vấn các ứng viên và cách trả lời gây ấn tượng nhất.
 
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
 
Cevn khuyên bạn nên trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tốt nhất là không quá 3 phút bởi phần lớn thông tin đã được thể hiện qua CV trước đó bạn nộp tới nhà tuyển dụng. Bạn có thể tóm tắt câu trả lời phỏng vấn xin việc trong các ý sau: Họ và tên, năm sinh, học vấn, kinh nghiệm làm việc. Tốt nhất hãy tập trung vào những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển.
 
Câu 2: Định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn?
 
Câu hỏi này nhà tuyển dụng đưa ra nhằm muốn tìm hiểu bạn có phải là người biết đặt mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân cũng như nghiêm túc với mục tiêu công việc sắp tới không.
 
Với câu hỏi này bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn gọn trong 1-2 năm sắp tới, đặc biệt nhấn mạnh nguyện vọng được gắn bó lâu dài với công ty và công việc.
 
Câu 3: Bạn có mong muốn gì nếu như vào làm việc tại công ty?
 
Nếu bạn đã xác định rõ ràng mong muốn của mình đối với công việc và môi trường làm việc thì hãy thẳng thắn chia sẻ về những điều bạn băn khoăn, cũng như đừng quên đặt câu hỏi về quyền lợi và chế độ đãi ngộ của công ty dành cho người lao động.
 
Câu 4: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
 
Đừng bao giờ trả lời phỏng vấn xin việc rằng bạn không quan trọng vấn đề lương thưởng mà chỉ mong muốn được học hỏi và làm việc trong môi trường tốt, bởi một ứng viên thông minh sẽ biết tự đánh giá khả năng của bản thân để đưa ra một con số thích hợp. Bạn có thể dựa trên mức lương cho vị trí tương tự trên thị trường tuyển dụng cũng như dựa vào những đầu việc được giao cho vị trí ấy, cân nhắc đánh giá và  đưa ra con số mong muốn phù hợp với năng lực của mình.

Câu 5: Tại sao bạn lại lựa chọn công ty chúng tôi?
 
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đưa ra câu hỏi này. Chúng tôi khuyên bạn có thể trả lời dựa vào các tiêu chí sau: Chế độ đãi ngộ và quyền lợi công ty đưa ra phù hợp với mong muốn của bạn, môi trường làm việc của công ty phù hợp với mục tiêu bạn đang theo đuổi, công việc mà bạn ứng tuyển là công việc bạn mơ ước và theo đuổi bấy lâu, v.vv.. Chú ý tập trung vào những lý do xoay quanh công việc và dự định tương lai của mình. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên biết chính xác mình muốn gì, cần gì và phải làm gì.
 

Đối diện với những câu hỏi của nhà tuyển dụng bạn hãy trả lời phỏng vấn xin việc trung thực và lựa chọn ngôn từ một cách kheo léo nhé

Một số điều cần lưu ý sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
 
Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên làm 5 điều này sau khi buổi phỏng vấn kết thúc:
  1. Thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho công ty và vị trí ứng tuyển: Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn có thể một lần nữa khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được làm việc tại công ty và muốn đóng góp một phần công sức của mình đối với công ty.
  2. Viết thư cảm ơn: Việc viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để lưu lại ấn tượng với công ty trong quá trình bạn xin việc. Hãy bày tỏ thái độ trân trọng vì công ty đã dành thời gian quý báu dành cho bạn.
  3. Biết khi nào cần chờ đợi: Nếu phía nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chờ điện thoại trong một thời gian thì bạn hãy nhớ kiên trì và đừng gửi email hoặc gọi điện thoại giục giã nhà tuyển dụng.
  4. Chuẩn bị tâm lý thất bại: Nếu như vị trí bạn ứng tuyển có quá nhiều người tham gia phỏng vấn và bạn có thể là người thất bại thì không nên nản lòng. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý “nếu thất bại thì sẽ làm gì?”. Bạn hãy nhớ rằng thất bại lần này không có nghĩa là bạn không làm gì được. Quan trọng nhất là bạn rút được kinh nghiệm gì sau thất bại lần này.
  5. Hãy lịch sự dù không trúng tuyển: Nếu không may bạn bị trượt cuộc phỏng vấn thì cũng đừng có thất vọng quá hay có hành vi khiếm nhã. Theo Cevn, nếu như  không trúng tuyển thì bạn hãy gửi một lá thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Trong thư cảm ơn bạn cũng bày tỏ hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác lần sau. Việc này bạn có thể gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng bởi chẳng ai nói trước được điều gì. Biết đâu cơ cấu tổ chức của công ty lại thay đổi và có nhiều vị trí khác mở ra thì sao.
 
 
 
Số lượt đọc: 148 -