• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

118503
Tổng số truy cập:118503
Khách đang online: 431
Nghề phân tích dữ liệu (Data Analytics) có tương lai hay không?
Ngày đăng tin: 04/01/2022 11:20

Trong thời đại mà dữ liệu cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng như hiện nay thì nghề phân tích dữ liệu (Data Analytics) được coi là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp thông minh nhất. Đây thậm chí được coi là nghề "hái ra tiền" cho những người đam mê các con số.

Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là một trong những công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở thời điểm hiện tại. Không khó để nhận thấy vai trò của họ trong hầu hết các ngành nghề, các tổ chức doanh nghiệp, từ sản xuất, kinh doanh, marketing cho tới các lĩnh vực về y tế, chăm sóc sức khỏe.


Tìm hiểu cơ hội và thách thức của nghề phân tích dữ liệu (Data Analytics)

I. Nghề phân tích dữ liệu có tương lai hay không?
 
Hiện nay, hầu hết các tổ chức, công ty đều cần tuyển dụng chuyên viên phân tích dữ liệu bởi đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các công ty trong mọi lĩnh vực, từ tài chính, ngân hàng cho tới thể thao, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và marketing đều cần có nhân sự có chuyên môn về phân tích dữ liệu để làm cơ sở, định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
 
Bạn có thể bắt gặp chuyên viên phân tích dữ liệu ở khắp mọi nơi, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty công nghệ,... Gã khổng lồ công nghệ Facebook và Google sở hữu số lượng chuyên viên phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới để có thể thu thập và phân tích dữ liệu từ người dùng, làm cơ sở để hoạch định các chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai.
 
Hệ thống phân tích dữ liệu tự động đang được đưa vào sử dụng trong nhiều công ty. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người sử dụng. Theo các nghiên cứu, 80% lượng công việc không thể tự động hóa; 20% còn lại có thể thực hiện bằng máy nhưng hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, máy học tự động chỉ có thể giải quyết được những vấn đề đơn giản. Các vấn đề phức tạp hơn cần đến tư duy của con người mới có thể giải quyết được. Do đó, ngành phân tích dữ liệu sẽ không biến mất ngay cả khi công nghệ phát triển.
 
Theo diễn đàn kinh tế thế giới, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành phân tích dữ liệu tăng mạnh vào năm 2020, gấp 6 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa do lượng dữ liệu con người tạo ra ngày càng nhiều. Nhờ đó mà cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của những người theo đuổi ngành phân tích dữ liệu cũng vô cùng rộng mở.
 
II. Các việc làm phổ biến trong lĩnh vực phân tích dữ liệu
 
Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Khoa học Dữ liệu, Phân tích Dữ liệu Kinh doanh hoặc một lĩnh vực tương tự có cơ hội làm việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Các vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay có thể kể đến như:
 
1. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
 
Vị trí công việc phổ biến nhất mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường là chuyên viên phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực như tài chính, tiếp thị, bảo hiểm, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, ... Bạn có thể bắt đầu với những công việc đơn giản nhất như thu thập, quản lý, trích xuất, phân tích hay lọc dữ liệu theo yêu cầu của các bên liên quan.
 

Những việc làm phân tích dữ liệu phổ biến
 
Ví dụ, các công ty bảo hiểm cần phân tích thông tin về khách hàng (độ tuổi, mức thu nhập, giới tính, nghề nghiệp, ...) để làm cơ sở mở rộng tập khách hàng tiềm năng. Các bệnh viện cần phân tích dữ liệu về các loại bệnh thường gặp theo mùa, những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh theo lứa tuổi, khu vực sinh sống, môi trường làm việc, ....
 
Dần dần, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định hoặc hoạch định đường lối kinh doanh cho công ty dựa trên những dữ liệu đó.

2. Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Analyst)
 
Ở các công ty nhỏ, người ta thường coi chuyên viên phân tích dữ liệu và dữ liệu kinh doanh là một; tuy nhiên, hai chức danh này có những điểm khác biệt nhất định.
 
Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh phụ trách công việc phân tích và tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm việc đánh giá mô hình kinh doanh hiện có, xác định cách thức hiệu quả nhất để phân phối sản phẩm, phân công công việc cho nhân viên, cắt giảm chi tiêu,... Là một chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh, bạn không chỉ phải thu thập và phân tích dữ liệu mà còn tham gia bàn bạc và đưa ra các quyết định chiến lược, định hướng phát triển của công ty.
 
Để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh, bạn cần có ít nhất một 1 năm kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào yêu cầu của công ty bạn ứng tuyển, có thể cao hoặc thấp hơn. Mức lương trung bình đối với chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh là 16 triệu đồng/tháng. Bạn càng có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương của bạn càng cao.
 
3. Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)
 
Nhu cầu tuyển dụng Data Scientist hiện nay đang rất cao với mức lương trung bình khoảng 600 triệu VNĐ/năm. Mặc dù không phải Data Analyst nào cũng có thể trở thành Data Scientist nhưng nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành một Data Scientist thì việc thành thạo các kỹ năng phân tích dữ liệu là yêu cầu cơ bản mà bạn nhất định phải đáp ứng được.
 
Vậy Data Scientist là làm gì? Cũng giống như Data Analyst, Data Scientist là những chuyên gia trong lĩnh vực thu thập và phân tích dữ liệu. Quan trọng hơn hết, họ thành thạo kỹ năng lập trình và kiến thức chuyên môn về Machine Learning. Nếu như Data Analyst chỉ có thể xác định được các xu hướng phát triển và sử dụng dữ liệu cụ thể để trả lời các câu hỏi thì Data Scientist còn có thể thiết kế các mô hình dữ liệu mới, viết thuật toán để dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai.
 
Vị trí này thường yêu cầu ít nhất 2 - 3 năm kinh nghiệm làm việc. Khi đã nắm được các kỹ năng về phân tích dữ liệu, bạn sẽ phải tiếp tục đào sâu vào các kiến thức về lập trình, thuật toán và Machine Learning thì mới có thể trở thành một Data Scientist chính hiệu. Cũng bởi lý do này mà Data Scientist trở thành công việc có thu nhập cao nhất và là niềm mơ ước của rất nhiều người trong nghề phân tích dữ liệu.
 

Tùy theo khả năng và sở thích mà ứng viên lựa chọn cho mình công việc phù hợp
 
4. Chuyên viên phân tích dữ liệu mảng y tế (Healthcare Data Analyst)
 
Big Data và phân tích dữ liệu đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để hình thành và phát triển một lĩnh vực nghề nghiệp mới - chuyên viên phân tích dữ liệu mảng y tế. Cũng giống như các chuyên viên phân tích dữ liệu nói chung, chuyên viên phân tích dữ liệu mảng y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ thu thập và phân tích dữ liệu để giúp bác sĩ, nhân viên y tế và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nâng cao chất lượng dịch vụ mang đến cho bệnh nhân.
 
Ngoài ra, nếu bạn không muốn phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn muốn bước chân vào nghề phân tích dữ liệu thì có thể thử sức với công việc cố vấn (Data Analytics Consultant). Bạn vẫn sẽ phải làm những công việc mà một chuyên viên phân tích dữ liệu cần thực hiện nhưng thay vì trở thành nhân viên chính thức của một công ty, bạn có thể làm freelancer hoặc làm cho các agency với vai trò cố vấn.
Số lượt đọc: 1371 -