• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

108032
Tổng số truy cập:108032
Khách đang online: 171
Lý do Blacklist của nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những bạn “bùng” phỏng vấn
Ngày đăng tin: 03/10/2023 08:18

Một khảo sát cho thấy có 50% ứng viên đã bùng phỏng vấn và con số có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

 
Trong khi có bạn chỉ chọn một vài chỗ để ứng tuyển, có bạn khác sẽ chọn cách “rải” CV nhiều chỗ để có được nhiều phương án hơn cho mình. Tuy nhiên khi được gọi đến interview, có nhiều trường hợp lại bùng phỏng vấn và im lặng với người tuyển dụng đã liên lạc với mình.
 
“Bùng” ở đây chính là cho người phỏng vấn leo cây mặc dù đã qua vòng CV và nhận được thông báo tham gia phỏng vấn xin việc. Việc không đến phỏng vấn mà không nói rõ lý do hay hoàn toàn không thông báo cho bên tuyển dụng sẽ để lại những vết đen cho hồ sơ và uy tín của bạn đấy.
 
Nguyên nhân đằng sau hiện trạng bùng phỏng vấn
 
Lý do các ứng viên huỷ phỏng vấn thường là các trường hợp như sau:
  • Bận đột xuất: nguyên nhân đáng tiếc do các sự việc bất ngờ như bị ốm, việc gia đình khiến ứng viên không kịp xử lý.
  • Quên lịch: trường hợp ứng viên không sắp xếp công việc hợp lý và vô tình quên lịch phỏng vấn.
  • Nhận việc khác: lý do nhiều ứng viên bùng hẹn thường rơi vào trường hợp họ đang cân nhắc, ưu tiên hoặc đã nhận offer từ công ty khác.
  • Tâm lý chưa sẵn sàng: một số bạn chọn không đến phỏng vấn do cảm giác chưa đủ tự tin, chưa đủ kinh nghiệm nên không dám đối mặt với người tuyển dụng.

Lý do không đến phỏng vấn là gì đi nữa, bạn cũng không nên im lặng mà không có lý do.
 
Tuy nhiên, dù lý do là gì, việc không thông báo cho sự vắng mặt của mình ở buổi phỏng vấn sẽ không để lại hiệu ứng tích cực cho bạn.
 
Không đi phỏng vấn có sao không?

1. Bạn sẽ vào blacklist của nhà tuyển dụng
 
Một trong những điều tối kỵ nhất khi đi xin việc chính là bùng phỏng vấn. Tương tự với khi nhà phỏng vấn ghost bạn, thì việc bạn không đến phỏng vấn cũng chính là tấm vé đưa bạn vào danh sách đen của công ty và cộng đồng các nhà tuyển dụng.
 
Bạn sẽ mang tiếng là người không chuyên nghiệp và không đáng tin tưởng. Một người thiếu uy tín, không đúng giờ, không giữ lời hứa sẽ khó được trọng dụng, dù là trong môi trường công sở hay cuộc sống hàng ngày.

2. Đóng lại cánh cửa cơ hội
 
Một hậu quả khác từ việc bùng interview là bạn tự động cắt đứt cơ hội làm việc của mình tại công ty đó. Có thể vị trí bạn vừa ứng tuyển tại đây chưa thực sự phù hợp với bạn ở thời điểm hiện tại. Nhưng tình hình hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai.
 


Ứng viên bùng phỏng vấn sẽ không được đánh giá cao.
 
Nếu một ngày bạn muốn thử nghiệm công việc tại tổ chức này thì chắc chắn họ cũng sẽ loại bạn khỏi danh sách các ứng viên tiềm năng, cho dù bạn đã đủ kinh nghiệm và khả năng.
 
Ngoài ra, khi bạn gặp lại những người đã đích thân lọc CV và biết đến sự hiện diện của bạn ở các công ty khác, họ biết đến quá khứ bùng phỏng vấn của bạn. Và một cách tự động, bạn sẽ bị gạch tên khỏi mọi cơ hội tìm việc. 
 
Làm gì thay vì bùng lịch phỏng vấn?
 
Nếu bạn thật sự có việc đột xuất, hay đãng trí và quên đi phỏng vấn đúng ngày, thì điều đó hoàn toàn có thể thông cảm được. Tuy nhiên, điều bắt buộc bạn cần làm để giữ sự chuyên nghiệp là liên lạc với nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt.
 
Họ cũng sẽ liên lạc với bạn khi không thấy bạn xuất hiện vào ngày phỏng vấn. Trường hợp này thì bạn nên thành thật nói ra lý do, rồi dời lịch hoặc huỷ lịch phỏng vấn ngay lúc đó.
 

Thay vì bùng phỏng vấn và bùng offer, bạn nên làm gì?
 
Sẽ có 3 cách để bạn huỷ phỏng vấn tinh tế và khôn ngoan thay vì ghost nhà tuyển dụng.
 
1. Gửi email từ chối phỏng vấn
 
Gửi email từ chối phỏng vấn sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ tốt đẹp với người tuyển dụng. Cách viết tin nhắn từ chối phỏng vấn sẽ bao gồm:
  • Lời cảm ơn: Chúng ta luôn nhớ phải gửi lời cảm ơn bên tuyển dụng đã dành thời gian cân nhắc và tạo cơ hội cho bạn tiếp cận công việc. Dù chưa có cơ hội hợp tác nhưng bạn sẽ luôn trân trọng công sức và thời gian họ đã bỏ ra.
  • Nêu lý do từ chối phỏng vấn: Lý do không tham gia phỏng vấn nên được đưa ra một cách thẳng thắn, không vòng vo tam quốc. Một số nguyên nhân không đi phỏng vấn có thể bao gồm:
  • Đã nhận việc tại tổ chức khác.
  • Phải thay đổi định hướng công việc do lý do cá nhân.
  • Vì lý do cá nhân mà bạn phải thay đổi kế hoạch công việc.
  • Tìm hiểu thì thấy công ty chưa thật sự phù hợp với định hướng và mục tiêu của bản thân.
  • Cần học hỏi và trau dồi thêm để có đủ năng lực và kinh nghiệm cho vị trí công việc, v.v.
  • Gửi lời chúc: Cuối cùng, bạn cũng đừng quên nhắn lời chúc thành công hoặc sức khoẻ đến người tuyển dụng.
2. Gọi điện thoại
 
Ngoài cách gửi mail, bạn có thể gọi điện cho người tuyển dụng để đảm bảo họ đã đọc được email. Bạn có thể nhắc lại các thông tin trong email để chắc chắn họ đã hiểu lý do của mình.
 
Cách gọi điện cũng hợp lý trong trường hợp bạn có việc đột xuất ngay gần giờ phỏng vấn và không thể sắp xếp lịch phỏng vấn khác với bên tuyển dụng.
 
 
Ngoài gửi email, bạn có thể liên lạc bằng cách gọi điện.
 
3. Giới thiệu ứng viên khác
 
Đây cũng là cách có thể áp dụng để bạn từ chối offer công việc. Thay vì biến mất vào hư không, bạn có thể giới thiệu những ứng viên khác (như bạn bè, người thân, người quen) phù hợp với vị trí công việc này.
 
Một điều nên lưu ý là bạn chỉ được giới thiệu và gửi thông tin liên lạc của họ khi họ đã đồng ý thử nghiệm với việc làm. 
 
Lời kết
 
Trên đây là bài viết từ Cevn về hiện trạng bùng phỏng vấn của nhiều bạn khi đi tìm việc. Nhìn chung, kể cả khi bạn không hài lòng và không muốn tiếp tục với công việc bạn đã ứng tuyển, bạn vẫn nên thông báo cụ thể cho bên tuyển dụng một cách hợp lý để giữ sự chuyên nghiệp và không tự tay xoá bỏ những con đường tiềm năng cho mình sau này.
Số lượt đọc: 383 -