Không thực tập có sao không? Tại sao sinh viên nên đi thực tập?
Ngày đăng tin: 27/09/2023 20:28
Không đi thực tập có sao không? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều các bạn sinh viên đặt ra. Vậy đi thực tập có những lợi ích và khó khăn gì? Tại sao sinh viên nên đi thực tập? Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Cevn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Không đi thực tập có sao không?
Theo quan điểm của tác giả, việc sinh viên không thực tập thực sự là một thiếu sót lớn với bạn. Các bạn sẽ khó có cơ hội tiếp xúc với công việc thực tế, ít mối quan hệ với các anh chị trong ngành, v.v. Điều này sẽ trở thành một bất lợi rất lớn sau khi bạn ra trường.
Không đi thực tập có sao không?
Mặc dù việc tập trung học tại trường là một điều tốt nhưng bạn nên cố gắng tham thực tập từ sớm nhé, bạn có thể tận dụng các kỳ nghỉ hè để bắt đầu một kỳ thực tập chẳng hạn.
Những kinh nghiệm chỉ có người “từng trải” mới có
Trước khi trả lời câu hỏi “Không đi thực tập có sao không?”, cùng khám phá những lợi ích mà chỉ có sinh viên thực tập tại
doanh nghiệp mới có trong phần dưới đây nhé.
Mở rộng mối quan hệ
Đi thực tập giúp bạn có thể mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, nhà quản lý và các anh chị có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành. Qua đây bạn có thể học hỏi kinh nghiệm làm việc từ họ, cập nhật các xu hướng mới mẻ của ngành.
Các mối quan hệ này có thể mang lại nhiều lợi ích trong tương lai, bao gồm các cơ hội việc làm; hợp tác kinh doanh và các cơ hội tiếp cận đến các nguồn thông tin quan trọng. Vì vậy, hãy sử dụng thời gian thực tập của mình để tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ này, và đừng quên giữ liên lạc sau khi thực tập kết thúc để duy trì mối quan hệ và tiếp tục xây dựng nó trong tương lai.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế
Khi đi thực tập, bạn sẽ sớm có cơ hội được áp dụng những kiến thức được học từ trường lớp vào công việc thực tế, trải nghiệm các tình huống và vấn đề bạn khó có thể tìm thấy trong sách vở. Qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề của mình, cũng như xác định mục tiêu nghề nghiệp và hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Những giá trị mà chỉ sinh viên đi thực tập mới có cơ hội nhận được
Để có được lợi ích tối đa từ thực tập, hãy luôn chủ động tiếp cận các nhiệm vụ và dự án thực tế, học hỏi từ các anh chị có kinh nghiệm trong công ty. Bên cạnh đó, hãy cố gắng đóng góp ý kiến của bạn trong các hoạt động và dự án của công ty, và đừng quên hỏi ý kiến của các đồng nghiệp và cố vấn của bạn để nâng cao kỹ năng và hiểu rõ hơn về công việc của mình nhé.
Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Việc đi thực tập giúp bạn đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Bởi quá trình này giúp bạn trải nghiệm và hiểu rõ hơn về một ngành nghề, qua đó, giúp bạn xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân có phù hợp với công việc này hay không.
“Tài nguyên” để viết CV đa dạng
Thật tuyệt vời khi bạn có nhiều cơ hội tham gia các
công việc thực tập từ sớm, điều này sẽ giúp cho CV của bạn trở nên đa dạng và ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. Qua đây, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trong ngành.
Bạn biết đấy, thật khó để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu bạn chỉ có một chiếc CV “trống trơn” phải không nào.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Dựa vào những mối quan hệ, kinh nghiệm và kỹ năng bạn đã học hỏi được trong quá trình thực tập. Đây sẽ là một điểm sáng cho bạn trên con đường sự nghiệp của mình sau khi ra trường. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm một công việc chính thức ngay khi mới tốt nghiệp, thay vì các vị trí thực tập dành cho sinh viên mới ra trường khác.
Những thách thức mà sinh viên cần phải vượt qua khi đi thực tập
Phần lớn lý do khiến các bạn sinh viên băn khoăn về vấn đề “không đi thực tập có sao không” là do những thách thức mà họ phải đối mặt khi đi thực tập trong khi còn đi học.
Áp lực cân bằng học tập và công việc
Khi bắt đầu đi thực tập, dù chỉ là các
công việc bán thời gian bạn sẽ cần cân đối và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể đảm bảo chất lượng học tập không bị sa sút và hiệu quả công việc được đảm bảo.’
Để đối phó với áp lực này, bạn cần có kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả. Hãy lên kế hoạch và phân bổ thời gian cho các hoạt động học tập và công việc tại doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ và dự án đúng thời hạn và không để cho công việc ảnh hưởng đến việc học tập.
Những khó khăn khi đi thực tập
Bên cạnh đó, hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội để học hỏi và áp dụng kiến thức được học tại trường vào công việc thực tế. Đồng thời, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp mới vào công việc vừa để tiết kiệm thời gian vừa giúp nâng cao năng suất làm việc.
Bỡ ngỡ ban đầu bước vào môi trường làm việc
Khi mới bắt đầu đi làm chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, tiếp cận và xử lý các nhiệm vụ; các quy tắc tại môi trường công sở; v.v. Bởi những thứ trước giờ bạn tiếp cận chỉ trong phạm vi trường học và bạn bè, bây giờ bạn sẽ phải gặp gỡ với với nhiều thứ mới mẻ hơn nên bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi.
Cần lưu ý gì khi đi thực tập?
Khi đi thực tập, các bạn sinh viên cần lưu ý gì? Bỏ túi ngay những kinh nghiệm quý báu dưới đây sẽ giúp bạn có một kỳ thực tập thành công hơn đấy.
Tinh thần sẵn sàng học hỏi
Luôn giữ tinh thần học hỏi là điều đầu tiên mà Cevn muốn chia sẻ đến bạn. Khi đi thực tập bạn hãy luôn chủ động học hỏi, đừng ngại khi hỏi các anh chị đồng nghiệm về những điều bạn chưa biết.
Bạn biết đấy kiến thức xung quanh chúng ta luôn thay đổi, do đó, chỉ có không ngừng học hỏi mới giúp bạn phát triển. Đồng thời, bạn cũng sẽ gây được cái nhìn thiện cảm từ anh chị đồng nghiệp và các bạn thực tập khác về tinh thần học hỏi của mình.
Luôn trong trạng thái chủ động với công việc
Luôn chủ động trong công việc là điều thứ hai mà Cevn muốn chia sẻ đến bạn trong các kinh nghiệm thực tập thành công. Bạn biết đấy, chẳng nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên luôn bị động trong công việc, đặc biệt với các bạn intern.
Việc bạn chủ động trong công việc sẽ giúp bạn tự gia tăng cơ hội được học hỏi và tiếp cận với nhiều thứ mới mẻ hơn trong công việc. Dần dần nó sẽ trở thành một thói quen hữu ích trong công việc của bạn.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên
Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ các anh chị đồng nghiệp và cấp trên của mình, đó có thể là kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực bạn quan tâm hay cả những kỹ năng sống mà bạn khó tìm kiếm được trong sách vở. Ngoài ra, đây cũng chính là những người đồng nghiệp trong tương lai của bạn, người có thể chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành nghề hoặc giới thiệu cho bạn những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp
Luôn giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp là điều tiếp theo mà Cevn muốn gửi đến các bạn sinh viên chuẩn bị đi thực tập.
Hãy luôn đến đúng giờ, tôn trọng các quy định của công ty, thân thiện và cởi mở với đồng nghiệp, v.v có thể nói đây là giai đoạn tập sự cho bạn trước khi bước vào thị trường lao động. Do đó, hãy tập thói quen làm việc chuyên nghiệp trước khi trở thành một người lao động chính thức nhé.
Tạm kết
Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn trả lời phần nào câu hỏi “không đi thực tập có sao không?” mà Cevn muốn gửi đến bạn. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi bạn sẽ có những lựa chọn và hướng đi khác nhau, do đó, việc đi thực tập hay không sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế. Tuy nhiên nếu có thể hãy tham gia thực tập khi còn ngồi trên ghế giảng đường nhé.