• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

22198
Tổng số truy cập:22198
Khách đang online: 149
Kỹ năng sáng tạo trong công việc – Những mẹo hay giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo
Ngày đăng tin: 22/03/2024 14:49

Sáng tạo là suy nghĩ một cách hiệu quả hơn”. Nhờ có sự sáng tạo mà con người có thể linh hoạt và phát minh ra nhiều thiết bị hiện đại trong mọi lĩnh vực. Tư duy sáng tạo góp phần đổi mới cái cũ, đi ngược lại lối mòn. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng sáng tạo trong công việc? Hãy cùng Cevn tìm hiểu thêm về vai trò, mẹo hay rèn luyện kỹ năng sáng tạo nhé!

 
1. Kỹ năng sáng tạo là gì? 
 
Kỹ năng sáng tạo là khả năng vận dụng những kiến thức sẵn có, tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới để tạo ra những suy nghĩ, dẫn đến hành vi và cho ra đời những sản phẩm tinh thần hay vật chất có giá trị, mức độ hiệu quả và khả năng tối ưu cao hơn cái ban đầu.
 
Trong công việc, suy nghĩ sáng tạo giúp bạn đưa ra những ý tưởng, sáng kiến mới nhằm thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp và hạn chế được những rủi ro hoặc giảm bớt chi phí sản xuất. Điều này sẽ là lợi thế trong con đường sự nghiệp và thăng tiến của bạn.

2. Vai trò của kỹ năng sáng tạo 
 
Kỹ năng sáng tạo mang lại cho các bạn học sinh, sinh viên tư duy mới, chủ động học hỏi kiến thức và tìm tòi những cái mới. Sáng tạo giúp bạn tự tin thể hiện bản thân và đối mặt với những thử thách mới. Từ đó, ngày càng phát triển bản thân và đạt được nhiều thành công hơn trong sự nghiệp.
 
Kỹ năng sáng tạo cũng giúp bạn liên kết mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với những người chung định hướng. Sáng tạo cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực như truyền thông và kinh doanh, điều này giúp bạn nổi bật hơn so với những người khác. Tư duy sáng tạo giúp bạn tạo thêm những chiến dịch mới, xu hướng phát triển cộng đồng, chiến lược kinh doanh hiệu quả.
 
3. Hướng dẫn cách rèn luyện tư duy sáng tạo 
  • Bắt tay thực hiện
Sáng tạo sẽ chỉ nằm trên trang giấy nếu bạn không bắt đầu thực hiện. Hãy bắt đầu thực hiện những ý tưởng sáng tạo thay vì ngồi chờ đợi. Vận dụng khả năng của trí óc để hoàn thành công việc nhanh nhất, sử dụng sự sáng tạo để giải quyết một vấn đề. Đây là cách luyện tập tốt cho kỹ năng sáng tạo.
  • Hiện thực và lý tưởng phải luôn song hành
Sáng tạo cũng cần phải liên quan đến thực tế, bạn cần luyện tập cân bằng sự sáng tạo có thể áp dụng vào cuộc sống để giải quyết vấn đề.
  • Phá vỡ định kiến
Đột phá mới trong những phương án đi ngược lại với định kiến, nguyên tắc. Nếu bạn chỉ luôn đi theo lối mòn của định kiến thì sự sáng tạo luôn nằm ở trạng thái bị động, không dám thực hiện. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình những suy nghĩ mới mẻ, khác biệt nhưng cũng cần phải phù hợp với thực tế.
  • Đặt vấn đề và tìm phương án giải quyết
Liệt kê chi tiết những vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ từng nút thắt vấn đề. Việc này giúp tránh được cái nhìn phiến diện và không bỏ lỡ các chi tiết quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá tập trung vào những phương án giải quyết nhất định vì nó sẽ cản trở tính sáng tạo của bạn.
  • Chủ động trong mọi việc
Tránh bản thân ngày càng thụ động, bạn nên bắt đầu nghĩ ra những ý tưởng mới. Sau đó bắt tay vào thử nghiệm, đừng quá lo lắng về thất bại. Hãy kiên trì và tự tin vào những ý tưởng của bản thân. Liên tục chủ động trong công việc để luôn nhận được những cơ hội mới.
 
4. Những mẹo giúp bạn khơi gợi nguồn sáng tạo trong công việc
  • Cụ thể hóa ý tưởng.
Bất kể vai trò hay nhiệm vụ cần hướng đến là gì, đưa ra bức tranh tổng quát từ số liệu và ý tưởng sẽ giúp mọi người dễ dàng suy nghĩ hơn. Hãy tắt điện thoại khi cùng nhau thảo luận, viết hết lên bảng cho đến khi chật kín ý tưởng.
  • Vứt bỏ các quy tắc.
Khi trao đổi ý tưởng cùng nhau, hãy thực hiện nguyên tắc “không bác bỏ”. Không có điều gì là sai cũng như không có ý tưởng nào là không làm được. Tránh sử dụng từ “nhưng” hoặc các câu như “Chúng ta sẽ làm như thế nào đây?” và “Chúng ta không thể”. Nếu cần thiết, cử một người giám sát các từ này và giữ mọi người tuân theo.
  • Thiết lập kế hoạch ngược.
Xác định mục tiêu lý tưởng của bạn trong 10 hoặc 15 năm tới. Sau đó, bắt đầu tại điểm cuối cùng và nhìn lại một lượt. Bạn chỉ cần tập trung xác định những công việc phải làm, đừng lo sẽ làm chúng như thế nào. Bản đồ kế hoạch của bạn sẽ từ từ hé mở cách làm.
  • Khởi động bằng trò chơi sáng tạo.
Hãy thử bắt đầu buổi họp bằng một trò chơi để khơi gợi sự sáng tạo. Yêu cầu mọi người viết một ý tưởng bất kỳ lên giấy rồi gấp lại. Sau đó, chọn ngẫu nhiên một ý tưởng và phát triển nó. Hãy hỏi những người cùng nhóm “Nếu bạn là tôi, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?” để khơi gợi sự thảo luận.
  • Ghi lại tất cả mọi thứ.
Không có suy nghĩ nào là nhỏ bé hay “ngoài tầm”. Bất kỳ điều gì cũng có tiềm năng tạo nên giá trị cho công ty của bạn trong tương lai. Bạn không thể biết được suy nghĩ nào sẽ châm ngòi cho một ý tưởng vĩ đại. Hãy ghi lại tất cả và tìm một nơi dễ quan sát để giữ chúng, như treo một “bảng ý tưởng” lên tường.
  • Thư giãn tinh thần.
Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng mạng truyền thông xã hội sẽ làm lãng phí thời gian, thay vì nhìn nhận chúng như một liệu pháp thư giãn tinh thần. Thực tế, chúng ta không thể nuôi dưỡng sự sáng tạo trong một trí não mỏi mệt. Khuyến khích thư giãn tinh thần là chìa khóa thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên.
  • Tận dụng các thế mạnh của mình.
Có một quan niệm sai lầm rằng sự sáng tạo chỉ tồn tại ở những người có vai trò và kỹ năng đặc biệt “sáng tạo”. Thực tế là bất kì kỹ năng nào cũng có thể đưa bạn đến sự sáng tạo. Nếu bạn giỏi về Excel, hãy đưa những ý tưởng mà mình cần phân loại và phân tích vào bảng tính và phát triển chúng theo cách riêng của bạn.
 
Để công việc trở nên hiệu quả và bớt đi áp lực, hãy khai thác triệt để kỹ năng sáng tạo của bản thân để công việc luôn được hoàn thành một cách tối ưu nhất. “Để sống một cuộc đời sáng tạo, chúng ta phải để mất nỗi sợ hãi sẽ làm sai”. Hãy mạnh dạn nêu lên quan điểm cá nhân, góc nhìn của bản thân để rèn luyện kỹ năng sáng tạo mỗi ngày. 
Số lượt đọc: 204 -