• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

63073
Tổng số truy cập:63073
Khách đang online: 191
Kính gửi ai khi viết đơn xin việc?
Ngày đăng tin: 28/01/2022 09:14

Có nhiều mẫu đơn xin việc có sẵn giúp ứng viên dễ dàng hình dung và hoàn thành đơn xin việc. Nội dung, diễn đạt như thế nào cũng không quá khó nhưng vấn đề hóc búa nhất lại thường là phải kính gửi ai khi viết đơn xin việc?

Mặc dù không phải vấn đề to tát nhưng gần như tất cả ứng viên, đặc biệt là các bạn ít kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm đều có lúc "ngơ ra" không biết nên kính gửi ai khi viết đơn xin việc. Nhiều người còn thừa nhận rằng, có khi họ hoàn thành tất cả các phần khác trong đơn và "để dành" phần kính gửi đến cuối cùng.
 

Tầm quan trọng của việc viết kính gửi ở đơn xin việc
 
I. Vì sao việc kính gửi ai khi viết đơn xin việc lại quan trọng?
 
CV cũng thế, hồ sơ xin việc hay đơn xin việc cũng vậy, bạn ứng tuyển thì luôn phải có đích đến - gửi cho ai. Điều này thể hiện rằng bạn biết rõ mục đích của mình là đi xin việc, có tìm hiểu về công ty và đồng thời, có thái độ chuyên nghiệp, tôn trọng khi đi xin việc.
 
Sở dĩ nói rằng kính gửi ai khi viết đơn xin việc là một trong những quyết định quan trọng nhất khi viết nội dung đơn không phải là không có lý do. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá về ứng viên như: Tìm hiểu thông tin về công ty, hiểu về quy trình và định dạng của các tài liệu ứng tuyển (trong đó có đơn ứng tuyển), thể hiện sự trưởng thành, tự tin và thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng - cho dù hầu hết các trường hợp bạn sẽ không biết chính xác tên tuổi, chức vụ của người nhận và xét duyệt CV, đơn xin việc đính kèm của bạn.

II. Những sai lầm phổ biến khi xưng hô trong đơn xin việc
 
Quan trọng là vậy thế nhưng câu hỏi rằng phải kính gửi ai khi viết đơn xin việc thì không phải là dễ trả lời. Bạn sẽ không thể viết là kính gửi "ai đó", kính gửi "ông/ bà ABC",... Cũng do khó mà quyết định nên đã có rất nhiều sai lầm xảy ra với các bạn viết đơn xin việc, các phần khác đều ổn duy chỉ có phần kính gửi, lời chào ở đầu thì khiến bạn mất điểm.
 
Nhận thức được các sai lầm hay gặp khi quyết định kính gửi ai khi viết đơn xin việc, bạn sẽ từ đó rút kinh nghiệm, học hỏi và thay đổi kịp thời để tất cả các phần đều chuẩn chỉnh. Những lỗi này gồm có:
  • Kính gửi một cá nhân nhưng viết nhầm giới tính của họ: Một điều rất tệ dễ xảy ra khi bạn viết kính gửi ai trong đơn xin việc là kính gửi "ông" nhưng người nhận là "bà", kính gửi "chị" nhưng nhà tuyển dụng lại là "anh". Điều này có thể gây khó chịu cho đối phương, ngay cả khi bạn không chú ý.
  • Xưng hô bất lịch sự, suồng sã: "Chào em...", "Kính gửi bạn...", "anh/ chị là...", những cách mở đầu như vậy dễ khiến bạn bị loại ngay lập tức.
  • Không nhắc tới tên công ty, phòng ban, chức danh của người nhận CV và đơn xin việc: Ngay cả khi bạn biết rõ họ tên người nhận đơn nhưng bạn chỉ viết là "Kính gửi anh Nguyễn Văn A, tôi là..." thì bạn đang cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.
III. Kính gửi ai khi viết đơn xin việc - đáp án chuẩn xác nhất
 
Để tránh các lỗi trên và quyết định kính gửi ai khi viết đơn xin việc một cách chính xác nhất, hãy tham khảo các cách sau đây của Cevn:
 
1. Kính gửi cá nhân phụ trách tuyển dụng, xét duyệt nếu bạn biết chính xác họ là ai
 
Trong email hoặc thông tin mời ứng tuyển bạn nhận được nếu có viết rõ người quản lý tuyển dụng là ai, giới tính thì bạn có thể chọn viết vào đơn xin việc vì cách này có vẻ kéo gần khoảng cách, tiếp cận thân thiện trong khi vẫn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn luôn có nguy cơ với phương pháp này vì rất có thể thông tin bị sai chẳng hạn, sẽ khá bất lịch sử.
 
2. Kính gửi trưởng bộ phận tuyển dụng/ Quản lý bộ phận tuyển dụng
 
Một cách khác để quyết định viết kính gửi ai khi viết đơn xin việc là bạn gửi cho người quản lý bộ phận tuyển dụng. Bạn không biết chính xác liệu trưởng phòng, quản lý có phải người thực sự quyết định hồ sơ của bạn có qua vòng hồ sơ hay không nhưng về tổng thể thì họ sẽ là người duyệt các quyết định mời phỏng vấn. Ví dụ: "Kính gửi Trưởng phòng tuyển dụng Công ty ABC".

3. Kính gửi trưởng bộ phận bạn ứng tuyển
 
Trường hợp cảm thấy viết gửi trưởng bộ phận tuyển dụng bạn cảm thấy vẫn còn quá khái quát và chưa chắc đã chính xác, vì người phỏng vấn bạn chắc chắn sẽ có đại diện của bộ phận bạn ứng tuyển thì bạn có thể viết kính gửi sếp của bộ phận mình ứng tuyển. Tình huống này cũng sẽ có một nhược điểm là bạn có thể không biết chính xác tên bộ phận - ví dụ bạn ứng tuyển Nhân viên Marketing nhưng phòng ban bạn sẽ trực thuộc nếu trúng tuyển lại là phòng Truyền thông và Quảng cáo.
 
Dù vậy, đây vẫn là một lựa chọn khá hợp lý. Bạn có thể viết: "Kính gửi Quản lý bộ phận Kinh doanh".
 

Những lỗi cần tránh khi xưng hô trong đơn xin việc
 
4. Kính gửi bộ phận tuyển dụng (chung chung)
 
Nếu phải kết luận kính gửi ai khi viết đơn xin việc là an toàn và hiệu quả, trung lập mà vẫn lịch sự, khách quan nhất thì có lẽ, việc viết rằng "Kính gửi bộ phận tuyển dụng Công ty ABC..." sẽ là tốt nhất. Cho dù người nhận, duyệt đơn xin việc là ai thì cũng không thể "trừ điểm" vì bạn đã viết kính gửi cho bộ phận tuyển dụng chuyên phụ trách liên hệ ứng viên và quản lý nhân sự.

IV. Lưu ý khác khi viết đơn xin việc, xưng hô trong đơn xin việc
 
Đơn xin việc là một tài liệu chính thức, cần lịch sự và chuyên nghiệp. Xưng hô trong đơn xin việc cũng cần thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng. Bạn có thể không cần "khúm núm" xưng em khi là ứng viên có kinh nghiệm, đã đi làm vài năm nhưng cũng không nên quá tự phụ hoặc xưng là anh/ chị. Cách khách quan nhất là xưng tôi.
 
Bên cạnh đó, những phần nhắc tới công ty có thể dùng các cụm từ như "công ty", "công ty ABC (tên doanh nghiệp), "quý công ty",... Các phần nội dung trong đơn xin việc cũng phải được viết đầy đủ, giới thiệu về bản thân bạn một cách nổi bật, tập trung vào thế mạnh và đừng bao giờ quên bày tỏ kỳ vọng, mong muốn được gắn bó với công ty về lâu dài, trân trọng cơ hội việc làm đang ứng tuyển.
 
Cevn vừa giúp bạn trả lời câu hỏi kính gửi ai khi viết đơn xin việc và những lưu ý chi tiết nhất để tránh mắc sai lầm. Hãy luôn kiểm tra lại thật cẩn thận tổng thể cả CV và đơn xin việc trước khi gửi đi, như vậy, cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn đáng kể đấy!
Số lượt đọc: 2957 -