• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

113815
Tổng số truy cập:113815
Khách đang online: 163
Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp
Ngày đăng tin: 29/09/2022 10:14

Trong nhiều năm liền, kiến trúc luôn được xem là một trong những ngành học thu hút nhất. Chưa nói đến cơ hội việc làm sau khi ra trường, chỉ riêng bản thân lĩnh vực sáng tạo này cũng đã rất hấp dẫn. Hãy cùng Cevn tìm hiểu xem chính xác thì học kiến trúc ra làm gì và có thu nhập, triển vọng ra sao bạn nhé.

Nếu như bạn thích vẽ và vẽ đẹp, học rất tốt môn Toán thì tại sao không thử sức mình, thi vào ngành kiến trúc. Học kiến trúc, bạn sẽ thực sự đặt chân vào một "thế giới" kỳ diệu, biến những ý tưởng thành bản vẽ thiết kế trực quan để từ đó tạo ra các công trình vừa có tính thẩm mĩ vừa đảm bảo công năng.
 

Bạn có biết ngành kiến trúc học ra làm gì?
 
I. Ngành Kiến trúc học những gì?​
 
Có một thực tế là nghe tới tên ngành kiến trúc, hầu như ai cũng hiểu rằng đó là công việc thiết kế kiến trúc, cảnh quan, là công việc liên quan đến chuẩn bị bản vẽ và thi công các công trình xây dựng ở mọi quy mô. Cách hiểu đó đúng nhưng chưa đầy đủ. Ngành học kiến trúc đào tạo sinh viên ra trường có khả năng kết hợp tốt giữa nghệ thuật và thực tiễn, có thể tổ chức và sắp xếp không gian, thiết kế những công trình kiến trúc, sân vườn, khu vui chơi, nhà ở,... sao cho ý tưởng thiết kế trên giấy khả quan để trở thành hiện thực.
 
Khi học kiến trúc trong trường đại học, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về kiến trúc, mỹ thuật cũng như thiết kế đô thị, nguyên lý thiết kế, kỹ thuật mô hình, kết cấu công trình, công tác quy hoạch, nguyên vật liệu,... Bên cạnh đó, học xong kiến thức lý thuyết thì sinh viên sẽ được làm đồ án từng môn, thực tập trong các viện thiết kế hoặc các công ty kiến trúc để tiếp xúc với các bản vẽ thực tế.
 
Những kỹ năng như vẽ tay và sử dụng các phần mềm thiết kế kiến trúc chuyên dụng sẽ được rèn rũa ngay trên lớp. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng sẽ thành thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và đàm phán để phục vụ công việc.
 
II. Học Kiến trúc ra làm gì? ở đâu?​
 
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc và được cấp bằng sẽ được đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế hay các công ty xây dựng, công ty bất động sản và những văn phòng dự án đầu tư xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể của các bạn khi đi làm sẽ có những đầu công việc như sau:
  • Đưa ra những kế hoạch dự án và tham gia đấu thầu xây dựng.
  • Thiết kế và triển khai những công trình kiến trúc, thiết kế nột thất, thiết kế cảnh quan, thiết kế nhà ở, thiết kế các dự án trong và ngoài nước.
  • Giám sát và kiểm tra tất cả những chất lượng công trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng với thiết kế của mình.
  • Tiến hành tham gia và quản lý những dự án và công trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
  • Liên kết và thành lập cấc công ty thiết kế hay các văn phòng thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng nhất.
  • Tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại những cơ sở đạo tạo.

Có rất nhiều cơ hội việc làm cho người học ngành kiến trúc
 
Với những công việc như trên thì bạn có thể làm được ở rất nhiều vị trí, chính vì thế ngành kiến trúc được đánh giá là ngành có cơ hội việc làm tốt. Một số những vị trí thường xuyên tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp bạn có thể tham khảo như sau:
  • Chuyên viên kiến trúc.
  • Nhân viên kiến trúc.
  • Kiến trúc sư.
  • Họa viên kiến trúc sư.
  • Kiến trúc sư cao cấp.
  • Nhân viên kiến trúc sư.
  • Kiến trúc sư CNTT.
  • Kiến trúc sư công trình.
  • Chuyên viên thiết kế kiến trúc.
  • Kiến trúc sư quản lý dự án.
  • Kiến trúc sư quy hoạch.
  • Kiến trúc sư nội thất....
Nếu bạn yêu thích để trở thành chuyên viên thiết kế hay nhân viên thiết kế kiến trúc thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc độc đáo nhé. Có rất nhiều mẫu CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc cho bạn lựa chọn được cập nhật tại Cevn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo CV xin việc vị trí mong muốn để ứng tuyển nhanh chóng, gia tăng cơ hội việc làm.
 
III. Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc là bao nhiêu?
 
Với nhiều người trong ngành, học kiến trúc thì khó và vất vả, cạnh tranh rất cao mới thi vào được nhưng khi ra trường, thu nhập có thể không được như kỳ vọng. Mức lương của một kiến trúc sư hiện nay là trong khoảng 10 - 16 triệu/tháng và cao hơn là khoảng 25 - 35 triệu/tháng; lương của họa viên kiến trúc là khoảng 8 - 13 triệu/tháng và cao nhất là hơn 22 triệu/tháng. Khi so với nhiều nghề nghiệp khác thì thấy đó không phải mức lương thấp, nhưng với công sức học và thực hành, cạnh tranh xin việc thì các bạn có thể cảm thấy chưa thỏa đáng.
 
Vậy, những chuyên gia trong ngành đánh giá sao về vấn đề này? Nhiều nhà phân tích nhận định, ở Việt Nam thì vẫn luôn có nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư, vẫn thiếu nhân lực nhưng là nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, điều mà thị trường cần là những người làm kiến trúc cho phong cách riêng, có khả năng đột phá. Nếu bạn làm được, thu nhập của bạn sẽ không giới hạn, tiền đồ rộng mở; ngược lại, nếu như bạn chỉ "bình thường", chuyên thiết kế những công trình dân dụng, cảnh quan chẳng tạo được dấu ấn hay khác biệt thì rất khó để vượt lên.
 
IV. Các trường đào tạo ngành Kiến trúc
 
Nếu bạn quyết định theo học ngành kiến trúc và đang tìm các địa điểm uy tín chất lượng để đặt niềm tin thì danh sách một số trường có đào tạo ngành kiến trúc dưới đây, các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn.
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội.
  • Đại học Xây Dựng Hà Nội.
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM.
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
  • Đại Học FPT.
  • Đại Học Bách khoa TP.HCM.
  • Đại học Duy Tân.
  • Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
Bên cạnh công việc kiến trúc thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm về những việc làm kỹ sư. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tuyển kỹ sư cầu đường với nhiều yêu cầu công việc và mức lương khác nhau. Chính vì thế nếu bạn có nhu cầu hãy cân nhắc công việc cũng như lựa chọn cho mình ngành học hay việc làm phù hợp nhất nhé.
Số lượt đọc: 236 -