• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

114157
Tổng số truy cập:114157
Khách đang online: 215
Muốn trở thành gia sư giỏi, bằng cấp có phải là tất cả?
Ngày đăng tin: 25/09/2022 16:15

Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực giáo dục thì trở thành gia sư sẽ là lựa chọn phù hợp để có cơ hội trải nghiệm, cọ xát gia tăng kinh nghiệm cũng như thu nhập cho bản thân. Vậy để trở thành gia sư giỏi, đâu là yếu tố quyết định?

Trở thành gia sư giỏi để làm gì và phải làm gì để trở nên xuất sắc hơn khi làm gia sư là điều mà chắc hẳn, rất nhiều bạn đã, đang, thậm chí là mới bắt đầu manh nha ý tưởng tìm việc làm gia sư quan tâm. Một khi đã nắm được phương pháp, bạn sẽ hiểu rằng trở thành gia sư giỏi có thể không quá khó như bạn nghĩ nhưng đòi hỏi sự cố gắng trong thời gian dài, đổi lại, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều.
 

Một gia sư giỏi cần có những tố chất gì?
 
I. Thế nào là một gia sư giỏi?
 
Để trở thành gia sư giỏi, trước hết, điều quan trọng nhất bạn cần biết là vậy như thế nào thì một gia sư được đánh giá là xuất sắc, tận tâm, được công nhận năng lực?
 
Đầu tiên, gia sư là những giáo viên, giảng viên không chính thức, nhận giảng dạy cho một vài học sinh hoặc lớp nhỏ ngoài trường (đa phần là dạy tại nhà của học sinh, học viên). Gia sư làm việc theo giờ, dạy rất nhiều môn và lĩnh vực khác nhau, thường là ngoại ngữ, toán học, văn học, vật lý, hóa học, luyện thi, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,... Đối tượng học sinh, học viên của gia sư là học sinh tiểu học, trung học, thậm chí là sinh viên đại học hay người đã đi làm.
 
Trở thành gia sư giỏi có nghĩa là bạn truyền đạt thông tin và kiến thức, dạy các kỹ năng tốt cho học sinh của mình. Họ hiểu những gì bạn nói, tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn để giải bài tập, giao tiếp hay viết thành thạo, thi cử đạt điểm cao, hoàn thành các chứng chỉ,... Nói cách khác, gia sư giỏi là người có khả năng đào tạo học sinh đạt được kỳ vọng của chính học sinh đó và/ hoặc kỳ vọng của phụ huynh.

II. Trở thành gia sư giỏi bạn được gì?
 
Một khi đã trở thành gia sư giỏi, bạn sẽ có nhiều lợi thế, chẳng hạn như:
  • Có danh tiếng tốt, được nhiều người tìm học hoặc nhờ gia sư cho con, cháu họ.
  • Nâng cao thu nhập, chẳng hạn ban đầu thu nhập từ việc làm gia sư của bạn là 150 - 200K/ buổi, sau khi trở thành gia sư giỏi bạn có thể kiếm được tới 250 - 300K/ buổi hoặc 1 giờ dạy học.
  • Giúp bạn phát triển kỹ năng giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm để chuẩn bị cho các cơ hội nghề nghiệp sư phạm, trở thành giáo viên, giảng viên ở trường học hoặc trung tâm đào tạo.
  • Phát triển chuyên sâu kiến thức của bản thân, khả năng tư duy và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau.
Nhìn chung, trở thành gia sư giỏi bạn chỉ được nhiều mà không mất gì. Dĩ nhiên, hầu hết những gia sư yêu nghề, có định hướng rõ ràng đều muốn trở thành gia sư giỏi nhưng có làm được hay không, phấn đấu trong thời gian bao lâu và phấn đấu như thế nào thì bạn cần có phương pháp, sự tự định hướng và sự kiên trì.
 

Lợi thế của việc trở thành gia sư giỏi
 
III. Cách trở thành một gia sư xuất sắc
 
Rõ ràng, dù lý do và mục tiêu là gì thì gia sư nào cũng muốn trở thành gia sư giỏi. Cách tốt nhất bạn có thể làm điều đó là:
  • Có kiến thức tốt, chuyên môn vững vàng: Gia sư là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn người khác. Bạn phải đảm bảo rằng tất cả những gì mình truyền đạt là chính xác. Do đó, điều quan trọng nhất khi muốn trở thành gia sư giỏi là hãy tập trung dành thời gian, công sức để tìm kiếm thông tin, đúc rút các thông tin trọng tâm, tìm kiếm ví dụ minh họa phù hợp,... Khi bạn càng xuất sắc, những gì bạn truyền đạt cho học sinh của mình sẽ càng thuyết phục.
  • Rèn luyện khả năng diễn đạt, truyền đạt: Có một thực tế là không phải tất cả những ai học giỏi, có bằng cấp cao cũng có thể làm gia sư vì đặc thù công việc yêu cầu khả năng "nói để người khác hiểu", ghi nhớ và vận dụng. Các diễn đạt, sắp xếp từ ngữ, giải thích, lắng nghe phản hồi đều sẽ quan trọng.
  • Lấy người học làm trung tâm, lắng nghe và thấu hiểu họ: Trở thành gia sư giỏi, bạn cũng đồng thời phải là một người thầy có tâm và có tầm. Bạn có thể có phong cách học tập khác, học theo phương pháp khác nhưng người học của bạn dù có khác biệt, thậm chí là chậm hiểu hay mất tập trung thì cũng hãy cố gắng lắng nghe họ chia sẻ các khó khăn, vì sao không muốn học, tiếp thu chậm... Một khi coi người học là trung tâm thì từ lượng kiến thức tới cách bạn truyền tải cho họ cũng sẽ phù hợp hơn vì tất cả những gì bạn làm là muốn kết quả tốt nhất cho họ.
  • Khả năng điều chỉnh linh hoạt cách tiếp cận với từng học sinh khác nhau: Như đã đề cập, mỗi một người học có đặc điểm và cách tư duy khác nhau - người thích giảng dạy kiểu truyền thống, từng bước, người không thích gò ép mà muốn được sáng tạo, thoải mái. Trở thành gia sư giỏi cũng có nghĩa là bạn có năng lực dựa theo tình hình học tập, phong cách học tập của người học mà xây dựng lộ trình giảng dạy cho từng học sinh tùy theo ưu, nhược điểm của họ.
  • Có nguyên tắc giảng dạy rõ ràng, hướng hiệu quả: Nguyên tắc và khả năng tuân thủ sẽ giúp gia sư đảm bảo chất lượng giảng dạy, tốc độ giảng dạy theo chương trình học, giúp ích cho kết quả thi cử của các học sinh, học viên. Hơn nữa, bạn cần nhớ rằng tất cả đều hướng tới hiệu quả của người học, họ tiếp thu được bao nhiêu, điểm số có tăng không, thi chứng chỉ có vượt qua không,...
  • Cởi mở, kết nối với học sinh: Không phải là một kỹ năng nhưng khả năng xây dựng kết nối, có được sự tin tưởng của người học (và phụ huynh) cũng rất quan trọng với một gia sư. Như vậy, bạn có thể giao tiếp với họ, chia sẻ mà không gây áp lực, đồng thời được ủng hộ về những cách giảng dạy mới hoặc không theo lối mòn, miễn là hiệu quả. Nói cách khách, khi gia sư và người học có sự tin tưởng lẫn nhau thì kết quả học tập thường sẽ là lý tưởng nhất.
Ngoài ra, những yếu tố quan trọng khác để một gia sư trở thành gia sư giỏi sẽ phải kể đến những kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin.
 
IV. Lộ trình sự nghiệp của gia sư
 
Bạn có thể cảm thấy rằng công việc gia sư thì là làm thêm hoặc chỉ là một bước đệm để rèn luyện, phát triển các kỹ năng cũng như nghiệp vụ sư phạm. Nói cách khác, với một công việc mang tính chất tạm thời như vậy thì rất khó để hình dung lộ trình sự nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì lộ trình sự nghiệp của gia sư lại khá rõ ràng, bạn có thể dựa vào đó để xác định mục tiêu và phấn đấu.
 
1. Gia sư
 
Từ 0 đến 6 tháng kinh nghiệm trở lên: Nếu bạn học chuyên ngành sư phạm thì có thể xin việc gia sư mà không cần kinh nghiệm, còn thông thường, các trung tâm sẽ yêu cầu bạn ít nhiều có trải nghiệm làm gia sư. Công việc chính của bạn sẽ là chuẩn bị bài giảng, giảng bài cho học sinh của mình. Tùy vào tình huống cụ thể, bạn sẽ chỉ dạy duy nhất 1 học sinh cho 1 buổi học hoặc vài học sinh (dựa vào thỏa thuận từ trước).
 

Triển vọng nghề nghiệp của một gia sư giỏi
 
2. Giáo viên (tại trung tâm/ trường học)
 
Yêu cầu kinh nghiệm từ 1 năm: Dĩ nhiên, với các bạn học sư phạm thì trở thành giáo viên tại trường công, trường tư hay các trung tâm đào tạo bên ngoài là một hướng đi phổ biến nhất. Có kinh nghiệm gia sư sẽ giúp bạn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của mình thành thạo, thường dễ thích nghi hơn với các công việc tại môi trường mới, trong vai trò chính thức, làm việc toàn thời gian.
 
3. Khởi nghiệp (mở trung tâm gia sư, trung tâm đào tạo)
 
Khoảng từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trở lên: Với người trẻ ngày nay, tự kinh doanh khởi nghiệp không phải là điều gì hiếm, ngay cả với những ai thích công việc gia sư nói riêng và lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung. Nhiều bạn sau những năm đi làm gia sư, có mạng quan hệ rộng kết nối với phụ huynh, học sinh và một số vốn nhất định xem xét mở trung tâm gia sư, hùn vốn mở trung tâm đào tạo,... Bên cạnh đó, ngày nay hình thức giảng dạy trực tuyến cũng rất phổ biến nên những lớp gia sư online tự mở có thể hoạt động khá tốt.
 
Có thể thấy một đặc điểm là trở thành một gia sư giỏi thì bằng cấp, chuyên ngành cũng vô cùng quan trọng. Nói cách khác, nếu xuất phát điểm của bạn là chuyên ngành sư phạm thì bạn đã có sẵn nền tảng tốt để xin việc làm gia sư và dễ phấn đấu trở thành gia sư giỏi hơn.
Số lượt đọc: 238 -