• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59438
Tổng số truy cập:59438
Khách đang online: 80
Hậu COVID-19: 7 thủ thuật lên dây cót cho nhân viên (Phần 2)
Ngày đăng tin: 08/08/2021 08:41

Tiếp theo bài Hậu COVID-19: 7 thủ thuật lên dây cót cho nhân viên (Phần 1). Hãy cùng Cevn tham khảo thêm những cách có thể sẽ lên dây cót hiệu quả cho những nhân viên vừa nghỉ dài:

4. Sắp xếp các buổi đào tạo
 
Nhân viên trở lại với chức năng công việc đã thay đổi hoặc cảm thấy không đủ hành trang để thực hiện vai trò của mình sẽ có khả năng bị mất động lực và ngày càng kém tinh thần.
 
Các nhà quản lý nên đánh giá các công việc đã được sửa đổi vai trò để xác định các lỗ hổng kỹ năng có thể là chướng ngại vật cho nhân viên. Từ đó, lên kế hoạch cho một chương trình đào tạo và thông báo rõ ràng đến các nhân viên trước khi họ quay lại, để họ có thể chuẩn bị kỹ lưỡng.
 
5. Thiết lập đối thoại ngay từ đầu
 
Theo khảo sát quốc tế của Qualtrics, hơn ⅓ nhân sự (38%) cho biết công ty của họ đã không thăm hỏi họ trong suốt đợt dịch COVID-19, trong khi chưa đến một nửa (47%) nói rằng người quản lý có quan tâm tới tình trạng sức khỏe của họ.
 
Do nhân viên trở lại phải thích ứng với quá nhiều thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, nên các cuộc trò chuyện thường xuyên, dù trực tiếp hoặc qua cuộc gọi video, có thể là cách hiệu quả để không chỉ đảm bảo nhân viên nắm rõ đầu việc của họ mà;; còn để kiểm tra sức khỏe tinh thần của mọi người trong suốt một giai đoạn đầy thử thách.
 
Không còn gì để nghi ngờ: hỗ trợ về sức khỏe tinh thần là chìa khóa cho việc giữ chân và đảm bảo năng suất của nhân viên. Vì thế, việc thiết lập đối thoại và giao tiếp mở là tiêu chí hàng đầu khi chuẩn bị cho nhân viên quay lại làm việc.
 
 
6. Hãy thực tế với những mong đợi và vận hành linh hoạt đại sứ
 
Giai đoạn đầu khi nhân viên quay trở lại có thể là khoảng thời gian căng thẳng và yêu cầu sự nhẫn nại, kiên trì từ các đội. Mỗi người sẽ có một phản ứng khác nhau (với tốc độ khác nhau).
 
Các nhà quản lý và công ty của họ nên lưu ý không đòi hỏi ngay với những kỳ vọng trước đó về nhân viên khi họ mới quay lại. Thể hiện sự linh hoạt về deadline, giờ làm việc hoặc thậm chí sắp xếp làm việc liên tục tại nhà, có thể giúp nhân viên có khoảng thời gian thích ứng cần thiết để điều chỉnh theo cách phù hợp với họ.
 
7. Tập trung vào các kết nối xã hội
 
Khi nghỉ dài nhiều tháng, các nhân viên này đã phải tạm gác các mối quan hệ công sở sang một bên, trong khi một số vẫn làm việc thì tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới quan hệ. Điều này có thể khiến việc quay trở lại làm việc thậm chí còn đáng sợ hơn.
 
Vì thế, một chiến lược cần thiết là tập trung vào việc xây dựng các kết nối xã hội giữa các đơn vị để thúc đẩy, khuyến khích sự gắn kết và nhắc nhở mọi người về văn hóa doanh nghiệp. Tổ chức các sự kiện giao lưu quy mô nhỏ và team building nhằm xây dựng các tương tác mới có thể xây dựng hiệu quả các kết nối công sở đồng thời hỗ trợ năng suất công việc chung.
 
Đưa nhân viên trở lại sau khi nghỉ dài chưa từng là một phần của chiến lược kinh doanh. Tuy vậy, để đảm bảo kết quả kinh doanh và giữ chân nhân viên, các công ty phải hành động nhạy cảm và có kế hoạch rõ ràng để giúp người lao động thích nghi khi môi trường làm việc đã thay đổi.
Số lượt đọc: 359 -