• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59440
Tổng số truy cập:59440
Khách đang online: 74
Hậu COVID-19: 7 thủ thuật lên dây cót cho nhân viên (Phần 1)
Ngày đăng tin: 08/08/2021 08:38

Bước sang “trạng thái bình thường mới”, trở lại môi trường công sở, làm thế nào để không khí làm việc sôi nổi trở lại, thậm chí còn tốt hơn trước dịch?

Cũng như tại Việt Nam, nhiều công ty Úc đang đối mặt với thách thức chưa từng gặp: hàng loạt nhân viên full time lẫn part time trở lại, tái khởi động các đầu việc, dù đó là công việc từ xa hay văn phòng. Với số lượng lớn nhân sự đã nghỉ dài hạn đến hàng tuần/ hằng tháng, sẽ rất sai lầm khi cho rằng mọi việc đơn giản chỉ là để nhân viên quay lại tiếp tục làm việc họ đang bỏ dở.
 
Các công ty phải nhìn nhận rằng những nhân viên này vốn đã phải chịu đựng một cuộc sống đảo lộn bởi dịch bệnh, cùng sự căng thẳng do tình trạng bấp bênh. Trong khi đó, trở lại đồng nghĩa với việc họ có thể phải đối mặt với việc các dự án vẫn tiếp tục, thậm chí thay đổi chóng mặt khi không có mặt họ.
 
Một cuộc khảo sát quốc tế của Qualtrics cho thấy những người phải nghỉ việc một thời gian dài có nguy cơ bị suy sụp tinh thần thêm 37% khi trở lại. Lý do hàng đầu là sự gia tăng stress và lo lắng. Mặt khác, cuộc khảo sát gần đây của Robert Half cho thấy 86% các nhà tuyển dụng lo ngại về khả năng giữ chân nhân viên có giá trị sau khi kết thúc đợt nghỉ dài. Thêm một lý do cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp tái hòa nhập để giúp nhân viên năng suất trở lại trong tinh thần gắn bó và tâm trạng tích cực.
 
7 thủ thuật sau có thể sẽ lên dây cót hiệu quả cho những nhân viên vừa nghỉ dài:
 
1. Tái hòa nhập nghĩa là giúp mọi người cảm thấy được chào đón và cập nhật
 
Nhân viên trở lại sau kỳ nghỉ dài có thể cảm thấy xuống tinh thần so với những nhân viên vẫn duy trì công việc. Để giảm thiểu điều này, hãy nhắc những người vừa trở lại rằng sự đóng góp liên tục của họ là thiết yếu để vượt qua thách thức và tiếp tục thành công.
 
Đừng bỏ mặc những nhân viên này trong tình trạng mù mờ về những thứ đã thay đổi. Cho dù là việc thay đổi chiến lược, tái cơ cấu, văn hóa mới hay cách thức làm việc mới. Giúp mọi người bắt kịp nhịp điệu là điều cần thiết để nhân viên giảm stress và thích ứng được. Một cuộc họp team ảo, kèm theo một buổi trao đổi một - một (ảo), có thể là cách chuẩn bị hiệu quả trước khi nhân viên quay trở lại văn phòng.
 
2. Đánh giá CNTT
 
Các công ty đã đầu tư cho việc đảm bảo người lao động có đủ công cụ và thông tin để làm việc từ xa. Nhưng nếu một lượng lớn nhân viên quay trở lại, các nhóm CNTT nên làm việc trước với nhà quản lý để đảm bảo mỗi vị trí sắp tới đều đáp ứng được quy trình làm việc.
 
Đặc biệt, nếu ngành hàng kinh doanh vốn đòi hỏi phần lớn nhân viên làm việc từ xa, và nay mọi người trở lại với công việc thì cần kiểm tra xem các hệ thống CNTT hiện tại có hỗ trợ được tất cả sau thời gian dài gián đoạn không. Ngoài ra, phải triển khai các công cụ và giao thức bảo mật mới để các nhiệm vụ có thể tiếp tục được thực hiện an toàn.
 
 
3. Phân rõ trách nhiệm
 
Sự thay đổi vai trò trách nhiệm trở nên phổ biến hơn khi các công ty cố gắng trở nên tinh gọn và linh hoạt để đối mặt với tình trạng bấp bênh do dịch bệnh. Vì vậy, khi nhân viên trở lại làm việc, cần thảo luận sớm về bất kỳ thay đổi nào và giải thích lý do tại sao.
 
Bằng cách làm rõ cái nhìn toàn cảnh và vai trò của từng nhân viên, bao gồm tình trạng hiện tại của công ty và sự thay đổi trong đội ngũ nhân viên, các công ty sẽ thành công hơn khi kêu gọi được tinh thần chinh phục khó khăn và cũng như đồng cảm với ban lãnh đạo từ nhân viên. Nhưng việc hỗ trợ nhân viên vượt qua khó khăn, cũng như nâng cao tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm cũng không thể bỏ qua.
Số lượt đọc: 378 -