Có nên nghỉ việc khi sếp tỏ thái độ khó chịu với mình không?
Ngày đăng tin: 19/06/2021 22:10
Là nhân viên ai cũng mong muốn mình có một người sếp thân thiện và cởi mở. Thế nhưng nhiều khi chỉ vài lí do nhỏ nào đó mà sếp trở nên khó chịu với bạn. Nếu chẳng thì may bị rơi vào tình huống này , hầu hết mọi người sẽ chọn cách nghỉ việc. Thế nhưng thay vì vội vàng tìm lối đi mới cho mình bạn hãy bình tĩnh tìm hướng gải quyết cho mình.
1. Kiềm chế cảm xúc của bản thân
Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, vì thế bạn cần quản lý tốt cảm xúc của mình. Mối quan hệ giữa bạn và sếp đang gặp trở ngại và bạn không hài lòng với những khó chịu vô lý từ sếp. Thế nhưng nếu bây giờ bạn bộ lộ những bất mãn của mình thì không những vấn đề không được giải quyết mà mối quan hệ giữa bạn và sếp càng trở nên xấu đi.
Bên cạnh đó, khi một người sếp đang ”ghét” bạn thì bạn cần cư xử khéo léo và lịch sự hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện giúp khoảng cách giữa bạ và sếp trở nên gần gũi hơn. Bạn hãy xây dựng một hình ảnh tích cực không như những gì sếp đã nghĩ. Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp xung quanh cũng là một cách để sếp nhìn nhận lại bạn.
Bạn cần quản lý tốt cảm xúc của mình trong giai đoạn này
2. Chứng tỏ giá trị bản thân
Việc bạn cố tìm cách để sếp bình thường hóa mối quan hệ với bạn lúc này được cho là vô ích. Thay vào đó, bạn nên nỗ lực làm việc để chứng tỏ giá trị bản thân của mình. Nếu bạn có những thành tích tốt, đem lại nhiều lợi nhuận về cho công ty thì sếp sẽ nhìn nhận bạn dưới một con mắt khác. Dần dần sếp bắt đầu sẽ có những suy nghĩ khác về bạn và biết đâu hiểu lầm trước kia sẽ được xóa bỏ thì sao?
3. Tích cực tham gia mọi hoạt động của công ty
Có thể lúc này bạn sẽ ngại tiếp xúc với sếp và thậm chí là tìm cách để tránh mặt họ. Thế nhưng bạn càng lẩn trốn thì chính bạn sẽ khiến bản thân mình bị lu mờ. Ngược lại, bạn nên tận dụng những dịp này để hàng gắn lại mối quan hệ với sếp. Bạn hãy tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, liên hoan tại công ty để sếp có sự đánh giá sâu sắc hơn về bạn nhé.
Bạn hãy tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, liên hoan tại công ty
4. Trao đổi trực tiếp với sếp
Một trong những cách giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề lúc này là trực tiếp trao đổi với sếp. Có thể bạn sẽ hơi lo lắng và không có gì đảm bảo kết quả thảo luận sẽ tốt đẹp như bạn mong muốn. Bạn có thể nhờ sếp hỗ trợ trong công việc khi bạn có chút rắc rối, chắc chắn dù đang không thích bạn nhưng ở vị trí là cấp trên họ vẫn hỗ trợ bạn. Lúc đấy, hãy tận dụng cơ hội này để trao đổi với sếp về vấn đề mà cả hai đang gặp phải. Đây chắc chắn là cơ hội rất tốt để bạn và sếp hóa giải hiểu lầm và xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp như ban đầu.
Trên đây là 4 cách bạn nên thực hiện trước khi quyết định nghỉ việc. Nếu đã thực hiện cả 4 gợi ý đã chia sẻ ở trên mà tình hình vẫn không được cải thiện thì có lẽ bạn nên chuẩn bị hướng đi mới cho mình. Bởi vì, cho dù bạn có ở lại thì con đường thăng tiến trong sự nghiệp của bạn cũng không dễ dàng. Lúc này, bạn nên tìm một môi trường làm việc mới phù hợp hơn và người sếp mới có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong công việc sau này.