Dấu hiệu nào cho thấy sếp đang muốn sa thải bạn?
Ngày đăng tin: 19/06/2021 19:15
Dạo gần đây bạn cảm thấy cấp trên đối xử với mình không như thời gian trước nữa. Họ thậm chí cáu gắt và luôn chê bai những ý kiến của bạn. Liệu đó có phải là những dấu hiệu cho thấy cấp trên đang muốn sa thải bạn hay không?
1. Bạn không được tham gia các cuộc họp
Thông thường, nếu sếp không yêu cầu bạn tham dự các cuộc họp thì có thể bạn sẽ rất vui vì không phải tốn thời gian làm việc của mình cho những cuộc họp đấy. Nhưng bị loại ra khỏi các cuộc họp là một dấu cho thấy sếp của bạn không có ý định để bạn tham dự vào các hoạt động tiếp theo của công ty. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu người quản lý không đưa ra lý do về việc không cho bạn tham gia cuộc họp, đặc biệt là những cuộc họp quan trọng.
Bạn không được tham gia các cuộc họp
2. Bạn mất đi một vài trách nhiệm công việc
Một dấu hiệu nữa cho thấy bạn đang có nguy cơ bị sa thải chính là bạn không còn chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhất định nữa. Thay vào đó, sếp bạn lại giao cho một người khác quản lý những công việc này. Điều này chứng tỏ cấp trên đã không còn tin tưởng và không đánh giá cao năng lực của bạn nữa.
3. Bạn không được giới thiệu với nhân viên mới
Không phải công ty nào cũng có quy trình giới thiệu nhân viên mới với nhân viên đang làm việc tại công ty. Nhưng nếu các đồng nghiệp của bạn đã được giới thiệu với một thành viên mới nào đó, trong khi bạn hoàn toàn không biết gì thì thật là một điều đáng lo ngại.
4. Cấp trên không trao đổi công việc thường xuyên với bạn
Các nhà quản lý thường là những người bận rộn, do đó, không có gì lạ khi họ nhận các báo cáo trực tiếp từ nhân viên qua email. Nhưng nếu sếp của bạn luôn luôn không có thời gian để nói chuyện trực tiếp hoặc từ chối các yêu cầu hỗ trợ công việc của bạn thì đây cũng là dấu hiệu đáng buồn cho thấy sếp không còn coi trọng bạn nữa.
Cấp trên không trao đổi công việc thường xuyên với bạn
5. Bạn bị chỉ trích thường xuyên trước nhiều người
Việc bị cấp trên chỉ trích trong công việc là điều hoàn toàn bình thường, đó cũng là cơ hội để bạn phát triển bản thân mình hơn. Nhưng chẳng có gì đáng nói nếu cấp trên không chỉ trích bạn trước mặt nhiều người. Nếu sếp của bạn liên tục gọi bạn ra trước mặt các nhân viên khác để đánh giá sai lầm của bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy người quản lý của bạn đang cố gây áp lực để bạn tự xin nghỉ việc.
Xử lý thế nào nếu cấp trên muốn sa thải bạn?
Một khi bạn đã nhận thấy tất cả các dấu hiệu từ người quản lý cho thấy họ muốn bạn nghỉ việc, bạn sẽ phải quyết định xem mình có nên tiếp tục gắn bó với công ty hay tìm kiếm một cơ hội mới cho mình. Thông thường, bước đầu tiên bạn thường làm sẽ là ghi lại tất cả các trường hợp về hành vi của người quản lý của bạn như không mời bạn đến các cuộc họp và thay đổi trách nhiệm công việc, không tôn trọng ý kiến của bạn,…
Tuy nhiên, trước khi trao đổi vấn đề này với phòng nhân sự, bạn nên có một cuộc trò chuyện với người quản lý của mình. Có thể bạn đã nói hoặc làm điều gì đó khiến cấp trên của bạn phật ý và hiểu lầm. Hoặc có thể hiệu suất của bạn chưa được tốt và người quản lý cần một người có năng lực cao hơn bạn. Nếu bạn có thể tìm ra nguyên nhân thực sự và cam kết cải thiện, sếp của bạn có thể sẽ xem xét lại và cho bạn một cơ hội khác.
Tuy nhiên, nếu chiến thuật đó thất bại, hãy gặp bộ phận nhân sự và trình bày dữ liệu bạn đã thu thập và đưa ra ý kiến cho các lựa chọn của mình. Khẳng định cam kết của mình đối với công ty và yêu cầu được chuyển sang nhóm khác.
Cuối cùng, sau tất cả những gì bạn đã nỗ lực để giải quyết tình huống này nhưng vẫn không có kết quả khả quan, hãy suy nghĩ đến việc tìm một công việc mới, một vị trí tốt đi kèm với một ông chủ không gây khó khăn cho bạn.