• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

155296
Tổng số truy cập:155296
Khách đang online: 68
Cân nhắc kỹ những điều này trước khi nghỉ việc
Ngày đăng tin: 05/09/2022 21:55

"Mình có nên nghỉ việc không?" là nỗi băn khoăn bạn sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, trước khi đưa ra quyết định, bạn sẽ tự hỏi mình, chẳng hạn như khi bạn muốn có cơ hội thăng tiến tốt hơn, công việc ổn định hơn, lương cao hơn hay khi cuộc sống thay đổi như chuyển nhà hay bạn sắp sinh con. Nếu bạn đang phải đối mặt với lựa chọn này, cân nhắc kỹ những điều dưới đây trước khi nghỉ việc để có quyết định sáng suốt nhé, cùng theo dõi những chia sẻ chi tiết của website tuyển dụng Cevn dưới đây.

Với một người trưởng thành phải tự gánh vác mối lo "cơm áo gạo tiền", nhất là người đã lập gia đình và có con nhỏ, nghỉ việc không thể là một quyết định bốc đồng, nông nổi nhất thời bởi vì điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà còn tác động đến cả gia đình cũng như triển vọng sự nghiệp trong tương lai. Vậy nên trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào kể cả nghỉ việc bạn cũng cần tự đặt câu hỏi, bạn đã cân nhắc kỹ trước khi nghỉ việc chưa? Để giúp bạn xác định nghỉ việc có phải lựa chọn đúng đắn hay không, liệu bạn có thể tìm việc làm ngay và việc làm đó có tốt hay không? hãy tự hỏi mình một số câu hỏi dưới đây.
 

Những điều cần cân nhắc nên và không nên khi nghỉ việc
 
Những điều bạn cần cân nhắc trước khi nghỉ việc

1. Khó khăn trong công việc khiến bạn muốn nghỉ việc?
 
Khi bạn gặp khó khăn trong công việc, xảy ra xung đột với đồng nghiệp, rất dễ để nghĩ theo hướng: "Nếu mình nghỉ việc thì tất cả những vấn đề này sẽ chấm dứt". Nhưng nếu bạn nghỉ việc vội vàng như vậy, bạn sẽ phát hiện ra rằng trốn tránh sẽ không thực sự giải quyết được tận gốc vấn đề. Mâu thuẫn và khó khăn thì đâu đâu cũng có, bất kể bạn làm ở lĩnh vực gì. Rồi bạn sẽ nuối tiếc vì đã từ bỏ nguồn thu nhập của mình mà không vì lý do nào đáng nói cả.
 
Tự cho mình một vài tuần để bình tâm lại và suy nghĩ cẩn thận để xem mọi chuyện có êm xuôi không. Trong lúc đó, viết ra giấy những điều đã xảy ra ở nơi làm việc một cách trung thực. Viết ra điều đó sẽ cho bạn cơ hội ngồi lại và nghĩ về vấn đề đang gặp phải. Biết đâu khi nghiền ngẫm những điều mình viết ra và đọc lại vào ngày hôm sau trong đầu bạn là bất ngờ nảy ra biện pháp xử lý thì sao?
 
2. Bạn đã cân nhắc vấn đề tài chính khi nghỉ việc vô thời hạn chưa?
 
Dù nghỉ việc vì bất cứ lý do nào bạn cũng cần viết đơn xin nghỉ việc, để cho chuyên nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn có khả năng đảm đương áp lực tài chính hàng tháng. Đã đến lúc bạn cần đánh giá lại tình hình tài chính, kiểm tra tài khoản ngân hàng, sao kê thẻ tín dụng và phân tích chi tiêu của bạn. Các khoản chi phí hàng tháng nào có thể cắt giảm? Tự hỏi mình:
  • Có khoản chi phí lớn nào bạn có thể cắt giảm không, như chuyển đến ngôi nhà nhỏ hơn hoặc bán ô tô?
  • Bạn có thể làm việc part-time để giảm việc mất đi thu nhập chính không? Loại công việc nào thích hợp với bạn?
  • Bạn tiết kiệm được bao nhiều tiền xe cộ, tiền mua quần áo, tiền đưa con đi nhà trẻ... nếu nghỉ việc?
  • Bạn có tiêu gì xa xỉ mà không thiết yếu không? Tưởng tượng cuộc sống của bạn nếu không có những thứ này.
  • Bạn mua đồ ở đâu cho tiết kiệm?
Nếu bạn còn độc thân, hãy đảm bảo tiền trong tài khoản của bạn bằng tối thiểu 3 lần tiền lương hàng tháng để mình thực sự có khoảng thời gian thoải mái và thực sự tự do để làm điều mình thích trong khi nghỉ việc. Nếu bạn đã có gia đình, hãy chắc chắn rằng một nửa kia của bạn có khả năng chi trả hóa đơn hàng tháng cho bạn và đủ để chăm sóc con cái chu đáo.
 
3. Khả năng quay trở lại làm việc của bạn là dễ hay khó?
 
Nếu bạn nghỉ việc, có nghĩa là bạn tự đào thải mình khỏi nghề đó trong tương lai? Ở nhiều ngành, bạn không thể quay lại một khi đã quyết định bỏ ngang. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề lớn lắm nếu bạn không thích công việc hiện tại và muốn đổi nghề. Phân tích nghề nghiệp bạn muốn chuyển và xem liệu bạn có thể tự mình rèn luyện bản thân cho vị trí đó khi nghỉ ở nhà hay không.
 
Nếu bạn vẫn quyết định nghỉ việc, trước khi tìm việc mới đừng quên làm mới CV xin việc. CV xin việc sẽ là cầu nói giúp bạn đến được với nhà tuyển dụng, do vậy bạn cần phải xây dựng cho mình một bản Cv thật hoàn chỉnh và nổi bật, trình bày những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm của mình thật nổi bật.
 

Lời khuyên dành cho các bạn trước khi có quyết định xin nghỉ việc
 
4. Bạn có thể cắt giảm giờ làm thay vì nghỉ việc không?
 
Giảm thời gian làm việc có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì bạn đã sẵn sàng thông báo nghỉ việc thì chẳng có tổn hạn gì nếu bạn hỏi sếp về một lựa chọn làm việc part-time hoặc thời gian làm việc linh hoạt. Tìm kiếm trong công ty một vài vị trí ở trình độ tương đương nhưng không yêu cầu quá khắt khe và có thời gian linh hoạt hơn. Chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc thật cuốn hút để ứng tuyển vào công ty, đồng thời nhờ bạn bè tìm ở công ty khác để xem có công việc nào phù hợp với bạn trong thời điểm này không.
 
5. Bạn có thực sự muốn ở nhà nội trợ không?
 
Trong khi bạn tất bật phóng xe đi đón con sau giờ làm thì thấy một người mẹ đang nhàn nhã chơi với con trong công viên, có lẽ không ít lần bạn sẽ thầm nghĩ: "Mình cũng có thể như vậy nhỉ!". Đây cũng là suy nghĩ dù là thoáng qua hay trở thành ước muốn của nhiều phụ nữ đã có con nhỏ. Nhưng đừng nóng vội đưa ra quyết định. Cuộc sống của một bà mẹ nội trợ không phải toàn hoa hồng và an nhàn như bạn nghĩ đâu. Công việc nhà sẽ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà bạn phải chịu đựng, bạn làm việc 24/7 mà không có lấy một giờ nghỉ ngơi sẽ mài mòn kiên nhẫn của bạn, khiến việc làm vợ làm mẹ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thực sự muốn tập trung thời gian vào chăm sóc con cái thay vì ra ngoài đi làm hay không?
 
Dù bạn đang làm ở bất kỳ một ngành nghề hay lĩnh vực nào, từ nhân viên bán hàng, kinh doanh hay nhân viên văn phòng kế toán, hành chính, lập trình viên, IT, thì trước khi xin nghỉ việc bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình nền tảng về kinh tế, chuyên môn, định hướng, có như vậy mới nên có ý định chuyển việc. Khi xin nghỉ việc, đừng để sếp đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp, hãy cư xử đẹp từ việc viết đơn xin nghỉ việc cho đến bàn giao các công việc mà mình đảm nhận.
Số lượt đọc: 259 -