Nghề bán hàng có tương lai hay không? việc làm bán hàng phổ biến
Ngày đăng tin: 04/09/2022 10:46
Trong các công ty dịch vụ, nhân viên bán hàng (nhân viên sales) là một trong những vị trí quan trọng nhất bởi đây thường là bộ phận trực tiếp làm ra lợi nhuận. Tuy nhiên, do công việc không đòi hỏi bằng cấp nên rất nhiều người coi thường nghề bán hàng hoặc chỉ cho đây là một công việc tạm thời. Tuy nhiên, nghề bán hàng có tương lai hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Cevn.
Cho dù bạn làm trong
ngành nghề nào đi chăng nữa, phân khúc thị trường của bạn là gì, công ty bạn kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào thì nhân viên bán hàng vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người kết nối nhu cầu của khách hàng với tính năng của sản phẩm/dịch vụ đang được kinh doanh. Họ cũng là những người cung cấp thông tin cho
khách hàng để họ thấy rằng sản phẩm này là thực sự cần thiết.
Triển vọng nghề nghiệp ngành bán hàng trong tương lai
1. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng
Không khó để giải thích lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng tại siêu thị hay các cửa hàng lại liên tục tăng cao. Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đa dạng hóa các kênh bán hàng của mình (trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, cửa hàng truyền thống,... để có thể kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi thì các công ty kinh doanh, dịch vụ bắt buộc phải tuyển dụng nhiều nhân viên bán hàng hơn.
Cũng cần phải khẳng định rằng nhân viên bán hàng là người tương tác trực tiếp với khách hàng. Họ sẽ sử dụng những kiến thức và sự tự tin của bản thân để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng và thuyết phục họ mở hầu bao. Nhân viên bán hàng thậm chí cũng đóng một vai trò không nhỏ trong các công ty sản xuất, bởi nếu không có những người này thì rất khó để những công ty này có thể tìm ra khách hàng, người mua tiềm năng.
2. Các vị trí việc làm nghề bán hàng
Như đã nói ở trên, thị trường tuyển dụng nhân viên bán hàng gần đây trở nên vô cùng sôi động nhờ nhu cầu mở rộng các kênh bán hàng của các công ty/doanh nghiệp. Cùng với đó, các vị trí việc làm nghề bán hàng cũng được mở rộng hơn với các công việc như:
- Nhân viên bán hàng online.
- Nhân viên tư vấn bán hàng.
- Nhân viên bán hàng tại cửa hàng/showroom.
- Nhân viên sales thị trường.
- Trợ lý bán hàng.
- Sales admin.
- Quản lý bán hàng.
- Nhân viên giám sát bán hàng.
Hiện có rất nhiều những vị trí bán hàng khác nhau được tuyển bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Các bạn có thể thấy thông tin tuyển nhân viên giám sát bán hàng, quản lý bán hàng, cửa hàng trưởng, những vị trí cấp cao rất nhiều. Chính vì thế nếu có khả năng và kinh nghiệm thì cơ hội việc làm của bạn sẽ tốt hơn.
3. Mức lương nghề bán hàng
Nhân viên bán hàng là ngành nghề không đòi hỏi bằng cấp, do đó, mức lương của người làm công việc này thường dao động trong khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng đối với các vị trí làm việc full-time. Cũng có nhiều doanh nghiệp trả lương cho nhân viên bán hàng dựa trên hiệu quả công việc. Nghĩa là họ sẽ chỉ trả mức lương cứng khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng và cộng thêm tiền hoa hồng dựa theo doanh số mà người này tạo ra.
Đối với nhân viên bán hàng làm việc part-time (khoảng 4 giờ/ngày) thì có thể nhận lương cố định 2 - 3 triệu đồng/tháng hoặc lương tính theo giờ là 20,000 - 30,000 đồng/giờ.
Ngoài ra, cũng tùy theo đặc điểm công việc mà
nhân viên bán hàng sẽ có các mức lương khác nhau. Ví dụ những người làm việc ca tối trong các cửa hàng dịch vụ lương sẽ cao hơn người làm việc ca ngày, ngoài ra còn có thêm phụ cấp. Đối với các vị trí cấp cao hơn như nhân viên tư vấn bán hàng hay quản lý bán hàng thì mức lương trung bình lần lượt là 8 và 16 triệu đồng, có thể lên đến 30 - 40 triệu đồng/tháng với những người có năng lực và kinh nghiệm. Tùy thuộc vào quy mô cũng như mức độ công việc, khi tuyển nhân viên bán hàng tại siêu thị hay các cửa hàng họ đều mô tả cụ thể công việc và có mức lương kèm theo cho bạn lựa chọn.
4. Thời gian thử việc nhân viên bán hàng
Thông thường, thời gian thử việc nhân viên bán hàng sẽ là 1 - 2 tháng, tùy theo mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu của
nhà tuyển dụng.
Thời gian thử việc của nhân viên tư vấn bán hàng thường sẽ dài hơn của nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng. Lý do là bởi vì nhân viên tư vấn bán hàng thường phải tìm hiểu và ghi nhớ nhiều thông tin quan trọng xung quanh sản phẩm để có thể thuyết phục khách hàng.
Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề bán hàng
5. Thách thức khi theo đuổi nghề bán hàng
Mặc dù là một việc làm phổ thông và không đòi hỏi bằng cấp cao nhưng công việc bán hàng cũng đặt ra không ít thách thức cho những người làm trong nghề. Trước hết, nhân viên bán hàng phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khi kinh doanh dịch vụ hoặc các sản phẩm kén khách. Ngoài ra, họ cũng phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm để sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi có yêu cầu.
Nhân viên bán hàng cũng thường phải chịu áp lực về doanh số, chuyên viên đào tạo bán hàng cũng phải chịu áp lực về kiến thức và kết quả bán hàng, cách duy nhất để chứng tỏ năng lực đối với những người làm nghề này là thông qua kết quả kinh doanh. Nhân viên bán hàng cần một bản lĩnh vững vàng và tinh thần thép để đương đầu với những áp lực cao trong công việc. Để tìm việc làm chuyên viên đào tạo bán hàng hay chuyên viên bán hàng, nhân viên bán hàng các bạn cũng nên cân nhắc môi trường để có thể thích nghi và thể hiện khả năng của bản thân tốt nhất.
Bán hàng cũng là một nghệ thuật nên bản thân những người làm công việc này cũng cần phải tạo cho mình những điểm khác biệt để thu hút khách hàng, từ ngoại hình cho tới lời ăn tiếng nói. Ví dụ, nhân viên bán hàng mỹ phẩm phải có làn da đẹp, nhân viên bán hàng quần áo phải hiểu các quy tắc phối màu sắc và phải có con mắt thẩm mỹ,...
Để tìm việc làm nhân viên bán hàng tại siêu thị, bán hàng tại các cửa hàng hay bất cứ đâu các bạn đều cần chú ý đến những vấn đề như đam mê của bản thân, sự phù hợp cũng như những kỹ năng của mình. Qua đó có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp và có kết quả công việc tốt nhất.