• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

64651
Tổng số truy cập:64651
Khách đang online: 88
Cách viết kinh nghiệm làm thực tập sinh trong CV xin việc
Ngày đăng tin: 22/12/2021 10:43

Trong bối cảnh thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, kinh nghiệm ở vị trí thực tập sinh phù hợp có thể khiến bạn trở nên khác biệt với những ứng viên còn lại. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn vẫn đang là sinh viên, mới ra trường hoặc muốn nhảy việc. Vậy làm thế nào để viết kinh nghiệm làm việc thực tập sinh trong CV?

Thay vì "giấu" kinh nghiệm thực tập của mình ở phần cuối CV, hãy làm nổi bật những gì bản thân đã tích lũy được trong kỳ thực tập và cách chúng có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc đang ứng tuyển.
 

Những kinh nghiệm viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả
 
Cách viết kinh nghiệm làm việc thực tập sinh trong CV

1. Khi nào thì nên đưa kinh nghiệm thực tập vào CV?
 
Câu trả lời là khi công việc bạn thực tập có chuyên môn hoặc yêu cầu những kỹ năng liên quan đến vị trí muốn ứng tuyển. Đặc biệt nếu bạn đang là sinh viên, mới tốt nghiệp với lượng kinh nghiệm ít ỏi. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn nhảy việc sang một vị trí mới có chuyên môn hoàn toàn khác với những công việc đã từng đảm nhiệm trước đó thì đừng quên đưa kinh nghiệm thực tập phù hợp vào CV xin việc.

2. Khi nào không nên viết kinh nghiệm thực tập trong CV?
 
Khi bạn cảm thấy đã tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà mình theo đuổi thì không cần thiết phải nhắc đến vị trí thực tập sinh trong CV nữa. Cụ thể, sau khoảng 5 năm, khi đã trải qua từ 2 - 3 công việc có liên quan thì bạn có thể tập trung làm nổi bật quá trình này hơn là kinh nghiệm thực tập trước đây.
 
Tuy nhiên, nếu công ty, doanh nghiệp từng thực tập có tiếng tăm trong ngành thì bạn có thể cân nhắc giữ lại trong CV để "đánh bóng" năng lực của mình.
 
3. Để kinh nghiệm thực tập ở đâu trong CV?
  • Phần Kinh nghiệm làm việc: Vì công việc thực tập cung cấp rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quý báu nên bạn có thể đưa chúng vào phần "Kinh nghiệm làm việc" hoặc "Quá trình làm việc" trong CV, bên cạnh những vị trí bạn từng đảm nhiệm.
  • Phần Thực tập: Nếu đã trải qua nhiều công việc thực tập có chuyên môn liên quan đến công việc đang ứng tuyển thì bạn có thể thêm phần "Thực tập" riêng vào CV. Vị trí lý tưởng nhất là phía trên phần "Quá trình làm việc".
Dù làm theo cách nào, tuyệt đối không đặt kinh nghiệm thực tập ở cuối CV hoặc trong phần "Trình độ học vấn". Bởi lẽ thực tập là những trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực mình theo đuổi nên cần được coi trọng như một công việc thực sự.
 
c

Viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc thực tập sinh sao cho đúng chuẩn?
 
4. Viết kinh nghiệm thực tập trong CV như thế nào?
 
Tương tự như bất kỳ vị trí nào khác, hãy đưa những thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thực tập vào CV cá nhân, bao gồm:
  • Chức danh: Khi đề cập đến vị trí thực tập trong CV xin việc, bạn hãy cố gắng cụ thể nhất có thể. Thay vì để chung chung là "Thực tập sinh" thì chức danh như "Thực tập sinh marketing", "Thực tập sinh cộng tác bán hàng" hay "Thực tập sinh kinh doanh" sẽ rõ ràng, đầy đủ và dễ hình dung hơn nhiều. Không nhà tuyển dụng nào muốn đọc CV của một ứng viên có trải nghiệm làm thực tập sinh nhưng không biết là thực tập gì.
  • Tên công ty, địa điểm, thời gian thực tập: Hãy nêu rõ tên công ty mà bạn đã làm việc cùng với thời gian (tháng, năm) cụ thể.
  • Trách nhiệm, thành tích đạt được: Chắt lọc và liệt kê những thông tin phù hợp, nổi bật trong khoảng 2 - 4 gạch đầu dòng.
Nếu gặp khó khăn trong việc chọn ra những nhiệm vụ và thành tích nổi bật, hãy bắt đầu bằng cách liệt kê cụ thể mọi thứ bạn đã làm trong mỗi kỳ thực tập. Sau đó đối chiếu với bản mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển, khoanh tròn các thông tin có liên quan và đưa chúng vào CV của mình.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin tư vấn của những người xung quanh về cách viết CV hay sử dụng chính xác thuật ngữ trong ngành cũng là một trong những điều mà bạn nên làm. VD như Chứng chỉ CDMP: 2435553666
 
Cuối cùng, bạn cần phải nhất quán trong việc định dạng CV xin việc, đặc biệt khi bạn đưa kinh nghiệm thực tập vào mục "Quá trình làm việc". Chẳng hạn, nếu bạn in đậm tên các chức danh công việc chính thức khác thì cũng cần làm tương tự với vị trí thực tập sinh.
 
Thực tế cho thấy, trải qua kỳ thực tập là một trong những cách an toàn và thuận lợi nhất để bạn bước chân vào lĩnh vực mình theo đuổi. Nếu biết lồng ghép kinh nghiệm vào CV xin việc vị trí Thực tập sinh phòng kinh doanh hay thực tập sinh marketing một cách thông minh, bạn sẽ có thể "hạ gục" nhà tuyển dụng ngay từ những bước đầu tiên.
Số lượt đọc: 623 -