• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59477
Tổng số truy cập:59477
Khách đang online: 91
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn "Hãy kể về một sai lầm bạn từng mắc phải trong công việc"
Ngày đăng tin: 08/06/2022 08:59

"Hãy kể về một sai lầm bạn từng mắc phải trong công việc" có thể là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất nhưng không phải ai cũng biết cách trả lời sao cho hay, sao cho khéo. Đừng lo lắng, chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể coi đây là cơ hội thể hiện bản thân đấy.

Một trong những câu hỏi quen thuộc mà các nhà tuyển dụng thường nhắc đến trong buổi phỏng vấn là "Bạn đã từng mắc lỗi gì khi đi làm hay chưa?" hay "Hãy kể về một sai lầm trong công việc bạn từng mắc phải trong công việc". Mặc dù được nghe nói tới khá nhiều nhưng không phải ai trong số họ cũng tìm được một câu trả lời hợp lý và thuyết phục được nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi hóc búa này?


Cách trả lời về sai lầm từng mắc trong công việc một cách khéo léo

1. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này
 
Mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá cách bạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Mọi người đều sẽ mắc lỗi, điều quan trọng là bạn biết cách sửa chữa sai lầm của mình để hạn chế ảnh hưởng đến đồng nghiệp và công ty. Bên cạnh đó, họ cũng dùng câu hỏi này để xác định điểm yếu của bạn, từ đó đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc.
 
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn "Hãy kể về một sai lầm bạn đã từng mắc phải trong công việc" thì ngoài sự trung thực, ứng viên cũng cần phải khéo léo. Hãy kể một câu chuyện tích cực và nhấn mạnh những bài học bạn rút ra được từ sai lầm của bản thân.
 
2. Cách trả lời câu hỏi "Hãy kể về một sai lầm bạn đã từng mắc phải trong công việc"​
 
Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là lấy ví dụ cụ thể về một lần nào đó khi bạn mắc lỗi trong công việc:
  • Giải thích ngắn gọn đó là lỗi gì, bạn không nên quá tập trung vào nó.
  • Nhanh chóng chuyển sang những bài học mà bạn đã học được hoặc cách bạn cải thiện tình hình sau khi phạm lỗi. Khi nói về những kinh nghiệm mà bản thân đã học được, hãy nhấn mạnh những kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể giải thích một số vấn đề bạn thân gặp phải trong thời gian dài và hiện tại bạn đã có thể biến chúng thành lợi thế của mình.
  • Bạn cũng có thể đưa ra một số biện pháp để tránh mắc lỗi tương tự trong tương lai.
Mặc dù sự trung thực là cần thiết, song bạn không nên đề cập đến các sai lầm có liên quan trực tiếp đến vị trí mình đang ứng tuyển. Hãy đưa ví dụ từ công việc gần đây nhất của bạn và đảm bảo chúng không có bất kỳ mối quan hệ gì với vị trí mới này.
 
Bạn có thể đề cập đến các lỗi nhỏ nhưng hãy tránh các lỗi liên quan đến tính cách cá nhân, chẳng hạn như bạn và đồng nghiệp xảy ra tranh chấp. Đôi khi bạn cũng có thể lấy ví dụ về sai lầm của cả nhóm. Hãy thể hiện bạn là người có trách nhiệm và không đổ lỗi cho bất kỳ cá nhân nào trong nhóm.
 
3. Một vài lời khuyên dành cho bạn
 
Hãy chuẩn bị một ví dụ khác nhau cho mỗi vị trí bạn ứng tuyển. Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn nên xem lại các yêu cầu công việc để đảm bảo sai lầm mà bạn sẽ kể cho nhà tuyển dụng không liên quan tới vị trí mới. Hãy suy nghĩ kỹ càng về những mặt tích cực mà bạn đã đạt được sau khi mắc lỗi. Bạn đã học được gì và cách mà chúng giúp bạn thực hiện tốt công việc ở vị trí mới.
 
Hãy xem lại các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tìm cách trả lời chúng. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đưa cho bạn câu hỏi về những sai lầm trong quá khứ, họ còn có thể đưa ra các câu hỏi ở nhiều phương diện khác chẳng hạn như "Bạn có hòa đồng không?", "Hãy cho chúng tôi biết những đặc điểm về bản thân mà bạn không ghi trong CV xin việc".
 
Những người phỏng vấn cũng hy vọng bạn có câu hỏi cho họ về công việc, công ty hay văn hóa làm việc ở công ty. Nếu bạn không giỏi trong việc đặt câu hỏi, hãy tìm kiếm chúng trên mạng trước khi tham gia buổi phỏng vấn.


Lưu ý gì khi trả lời câu hỏi về những sai lầm từng mắc phải trong công việc?

4. Những điều cần tránh khi trả lời câu hỏi này
  • Tránh tự ti: Mọi người đều sẽ mắc lỗi khi làm việc. Mặc dù bạn phải ghi nhớ các sai lầm để tránh lặp lại chúng, song hãy luôn giữ thái độ tích cực. Điều quan trọng nhất khi bạn trả lời câu hỏi này là hãy cố gắng chỉ ra rằng bạn sẽ trưởng thành hơn như thế nào sau mỗi lần vấp ngã.
  • Tránh đổ lỗi cho người khác: Bạn có thể khiến sai lầm của bản thân trở nên ít nghiêm trọng hơn nhờ việc đổ lỗi cho cả nhóm, tuy nhiên bạn không nên nêu tên một cá nhân cụ thể nào trong nhóm. Thay vào đó, hãy nêu những biện pháp để cải thiện tình hình.
  • Tránh khẳng định sự hoàn hảo: Trong mọi trường hợp, bạn không nên khẳng định bản thân không mắc lỗi để tránh né câu hỏi. Các nhà tuyển dụng hiểu ứng viên của mình hơn bạn nghĩ!
Cho dù đối với kiểu câu hỏi phỏng vấn nào đi chăng nữa, khó hay dễ thì để có thể trả lời tốt, bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi tham gia buổi phỏng vấn. Hãy tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc xin lời khuyên từ những người đi trước. Chúc bạn thành công trong quá trình phỏng vấn!
Số lượt đọc: 527 -