• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111060
Tổng số truy cập:111060
Khách đang online: 62
Vì sao Stress interview được coi là cuộc phỏng vấn xin việc áp lực nhất? Bí quyết vượt qua
Ngày đăng tin: 06/06/2022 09:55

Trong số các hình thức phỏng vấn, Stress interview thường khiến nhiều ứng viên lo lắng. Đúng như tên gọi của nó, trong suốt quá trình diễn ra Stress interview, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt ra câu hỏi khó, đưa ứng viên vào tình thế khó xử. Vậy có cách nào để "trót lọt" và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng không?

Stress interview là phương thức phỏng vấn hiệu quả để nhà tuyển dụng kiểm tra cách bạn ứng phó với những tình huống có thể phát sinh trong công việc. Vì vậy, để tránh bị động khi gặp phải trường hợp này, bổ sung kiến thức về nó là vô cùng cần thiết.


Stress interview là gì? có khó không?

I. Stress interview là gì?
 
Cho dù là trong bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào thì nhà tuyển dụng vẫn là người quyết định hình thức câu hỏi và tình huống, cách thức đánh giá ứng viên. Ứng viên hoàn toàn không thể biết trước mình sẽ phải đối mặt với những gì cho tới khi thực sự bước chân vào phòng phỏng vấn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của hầu hết Stress interview là nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi "nhạy cảm", yêu cầu cách trả lời khéo léo như: Tại sao bạn bị sa thải? Tại sao bạn nộp CV trong khi không đáp ứng được yêu cầu kinh nghiệm? Bạn hiện tại còn đang xin việc vào những công ty nào khác?
 
Ngoài ra, dựa vào tính chất từng công việc, Stress interview sẽ bao gồm cả những câu hỏi tình huống nhằm kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Bạn sẽ tiếp thị chiếc bút này như thế nào? Bạn sẽ làm gì khi phát hiện một đồng nghiệp trong công ty có hành vi trộm cắp? Thậm chí, người phỏng vấn sẽ cố ý dựng tình huống khó xử như "ngó lơ" khi bạn vào phòng, thể hiện sự không đồng tình với câu trả lời của bạn và yêu cầu bạn làm lại, hoặc nói thẳng bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng.

II. Bỏ túi bí kíp vượt qua Stress interview

1. Tìm hiểu về công ty ứng tuyển
 
Đừng lo sợ mà tự tạo thêm áp lực cho bản thân, bạn chưa chắc đã phải đối mặt với Stress interview cơ mà! Để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bạn có thể liên lạc trực tiếp với bên tuyển dụng để xin thông tin phỏng vấn, hoặc một số câu hỏi mẫu chẳng hạn. Nếu ngại, ứng viên cũng có thể lên mạng tìm hiểu để học hỏi từ những người đi trước, nắm bắt bối cảnh và văn hóa công ty.

2. Giữ bình tĩnh
 
Đây là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, đặc biệt là với kiểu phỏng vấn áp lực gấp đôi gấp ba như Stress interview. Hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh, hít thở sâu bởi ứng viên rất dễ bị rối nếu nhịp độ phỏng vấn diễn ra quá nhanh, nhiều câu hỏi dồn dập. Trong trường hợp này, ứng viên cần biết cách tự tạo khoảng trống thời gian để trấn tĩnh và suy nghĩ câu trả lời bằng cách yêu cầu nhà tuyển dụng lặp lại câu hỏi, hoặc đưa ra một số câu hỏi về công ty.
 

Làm thế nào để vượt qua Stress interview hiệu quả?

3. Luyện tập
 
Cách hữu hiệu nhất để "sống sót" qua buổi phỏng vấn đầy căng thẳng là luyện tập, rèn rũa thật tốt bản lĩnh và kỹ năng ứng biến, giữ một cái đầu lạnh trước mọi tình huống có thể xảy ra.
 
Không biết phải luyện tập như thế nào? Bạn hoàn toàn có thể tìm sự giúp đỡ từ dịch vụ đào tạo kỹ năng phỏng vấn. Từ đó, ứng viên sẽ luyện tập qua các buổi phỏng vấn thử và được nhận xét để khắc phục những điểm yếu, làm quen dần với áp lực. Dĩ nhiên, loại hình phỏng vấn thử này rất nghiêm túc và chuyên nghiệp, khác với tổ chức phỏng vấn với bạn bè hoặc người thân ở nhà.
 
Cevn mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn trang bị thật tốt những kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn xin việc sắp tới. Mọi áp lực được tạo ra chỉ là để "thử" bạn thôi, bình tĩnh, tự tin và thành công nhé!
Số lượt đọc: 394 -