• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

118312
Tổng số truy cập:118312
Khách đang online: 357
6 điều quan trọng với Millennials trong công việc
Ngày đăng tin: 17/01/2021 11:15

Sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ và được lớn lên mỗi ngày với các phát minh khoa học kỹ thuật mới, Millennials là những người có khả năng sáng tạo cao, kỹ năng giao tiếp xã hội, kết nối thông tin và xử lý vấn đề rất tốt. Trong cách nghĩ của nhiều người, Millennials dường như là thế hệ của “tuổi trẻ năng động, độc lập, cá tính, tự chủ, biết yêu quý bản thân, có xu hướng làm theo ý thích riêng”.

Tuy nhiên, cũng chính bởi sự độc lập và tự chủ cao mà thế hệ này đôi khi bị gán không ít những “tội danh” đáng ngại như: cứng đầu, hay thay đổi, kém trung thành, lười biếng, vô trách nhiệm và ít quan tâm đến người khác. Điều này đưa đến nhận định rằng, trong công việc Millennials là đối tượng rất hay nhảy việc, thiếu tính gắn bó, coi trọng lợi ích cá nhân… nên luôn khiến các doanh nghiệp phải đau đầu đối phó.
 
Nghe qua có vẻ Millennials không khác gì một “cơn ác mộng” dành cho các nhà tuyển dụng! Nhưng sự thật, để tìm kiếm, thu hút và giữ chân một người lao động thuộc thế hệ này có vất vả đến thế hay không? Hãy cùng Cevn.com.vn.vn vén một góc bức màn bí mật này lên nhé!
 
 
Millennials, bạn là ai?
 
Millennials (hay còn gọi là Thế hệ Y) là những người sinh ra trong giai đoạn từ thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000. Là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời là lực lượng lao động chủ lực của hiện tại và tương lai.
 
Và đây có thể xem là bức chân dung khái quát: “Là thế hệ cuối cùng sinh ra trong thế kỷ 20, đa sắc tộc nhất, Millennials có khuynh hướng khoan dung sự khác biệt. Hay nâng cao quan điểm sống với phương châm ‘Hãy theo đuổi giấc mơ của bạn’, được nhìn nhận là đặc biệt và có xu hướng bộc lộ sự tự tin. Họ thường có vẻ lạc quan về tương lai hơn so với các thế hệ khác. Millennials thường bước vào tuổi trưởng thành với những kỳ vọng không thực tế, nên đôi khi bị tan vỡ giấc mơ và niềm hi vọng. Nhiều Millennials giai đoạn đầu đã nhận ra rằng mình trải qua khá nhiều năm tháng với các trường Cao đẳng/ Đại học để sau đó làm một công việc không hề liên quan, đôi khi bị thất nghiệp và có xu hướng chuyển nghề nhiều hơn thời đại của bố mẹ.”
 
Những đúc kết trên có thể không hoàn toàn chính xác với mọi cá nhân sinh ra thuộc thế hệ Y, tuy nhiên nó phần nào phản ánh tình trang chung của khá nhiều người khi làm việc. Đó có thể là căn cứ lý giải cho cách tư duy, nhận thức và xu hướng hành động của Millennials. Theo đó, không phải vì thế mà Millennials đáng bị chỉ trích bằng những cụm từ mô tả như “một thế hệ vô tâm” khi xem xét họ trong mối liên hệ với công việc.
 
Sau đây hãy tham khảo một vài kết quả khảo sát, dựa trên sự thấu hiểu tâm lý và nhu cầu, để xem liệu bạn có thấy mình đâu đó trong bức chân dung về các Millenials nhé.
 
1. Kỳ vọng những lợi ích phù hợp với giá trị cá nhân
 
Nhiều Millennials xem cảm giác hài lòng trong công việc quan trọng hơn những đền bù bằng tiền, tức là lương cao hay thưởng hậu hĩnh. Đồng thời, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là hết sức cần thiết. Họ ít có khả năng gây nên những mối bất hoà hay cảm giác khó chịu cho môi trường làm việc hơn các thế hệ trước, và có khả năng sử dụng mạng xã hội để phát triển mối quan hệ và liên kết những mối quan tâm.
 
2. Nhảy việc chỉ là nhảy việc, không phải thước đo lòng trung thành
 
Ở góc độ nào đó, Millennials đã khá nổi tiếng với khả năng “nhảy việc”. Nhưng thực tế khảo sát của Capital Group đã chỉ ra rằng, dù Millennials thay đổi việc nhiều hơn các thế hệ trước đây nhưng tỉ lệ cũng chỉ là 30% Millennials phụ trách trung bình 3 việc làm trong 5 năm.Mặt khác, nghiên cứu lại cho thấy 67% Millennials vẫn xem trọng sự gắn bó với công việc và trung thành với nhà tuyển dụng. Tỷ lệ này vẫn ngang bằng với các thế hệ trước. Hãy lưu ý một điều quan trọng rằng, trong khi dành hết lòng trung thành cho công việc thì ở chiều ngược lại Millennials cũng chờ đợi những cam kết lâu dài và đãi ngộ thoả đáng công ty dành cho mình.
 
 
3. Thích sự linh hoạt trong công việc 
 
Theo cáo cáo của đại học Bentley, 77% Millennials nói giờ làm linh hoạt sẽ giúp họ mang lại hiệu quả hơn là ngồi đúng giờ hành chính tại một văn phòng cố định. Đồng thời, 89% người được khảo sát trả lời rằng thường xuyên kiểm tra và trả lời email công việc sau giờ làm. Bên cạnh đó, sự linh hoạt đối còn thể hiện qua những chính kiến mạnh mẽ và sự quả quyết trong các quyết định công việc mỗi ngày. Cũng chính vì sự dám nói dám làm và dứt khoát này mà đôi khi những người dễ bị xem là “chảnh”, “nhiều đòi hỏi” hoặc “ảo tưởng sức mạnh”. Trong khi, sự khác biệt ấy chỉ cần được thấu hiểu và điều chỉnh thay vì lên án.
 
4. Tìm kiếm phương án tài chính để nghỉ hưu sớm
 
Chuẩn bị tài chính để nghỉ hưu là mong muốn cơ bản của mọi thế hệ. Tuy nhiên, có lẽ vì trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề năm 2007-2008 nên Millennials nhạy cảm hơn trong vấn đề đầu tư cho tương lai và lập kế hoach tiết kiệm.Có thể nhìn thấy được tác động thực tế lên đời sống, Millennials sẽ nhắm đến việc chọn lấy những nhà tuyển dụng có thể đáp ứng nhu cầu họ đưa ra và tập trung đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm lúc nghỉ hưu. Chỉ có 10% Millennials muốn ở lại với công việc hiện có và tiếp tục lối sống hiện tại nếu họ biết rằng có một nơi khác có thể giúp họ sớm hoàn thành mục tiêu tích luỹ tài chính để nghỉ hưu.
 
5. Ưu tiên lựa chọn những lợi ích cho gia đình
 
Millennials có sự chủ động chuẩn bị cho tương lai. Họ lên kế hoạch xây dựng gia đình, điều chỉnh các ưu tiên và thời gian biểu cá nhân để chăm lo cho các thành viên mới. Tương tự như vậy, Millennials cũng là thế hệ bắt đầu thiết lập độ tuổi để có sự hiểu biết và cảm thông đối với cha mẹ khi họ bắt đầu cần sự giúp đỡ.
 
6. Nhiều hoài nghi hơn và thích tiếp xúc trực tiếp hơn
 
Là thế hệ trưởng thành dưới những cơn “mưa truyền thông và bão tiếp thị”, Millennials ít tin ngay vào các tài liệu quảng cáo. Vì thế nên dù là mua sản phẩm hay đi tìm việc làm, Millennials có xu hướng lắng nghe lời giới thiệu của bạn bè, người thân hoặc trải nghiệm tiếp xúc cá nhân hơn là những kênh quảng bá thông tin và tự giới thiệu. Tương tự như vậy, khi làm việc họ thích tiếp xúc với đồng nghiệp (51%) hơn là nhắn tin (14%) hay gửi email (19%).
 
Hiện tại ở Việt Nam, có tới hơn 35% dân số thuộc thế hệ Millennials. Nếu bạn thuộc thế hệ Millenials chính hiệu, hãy thử suy ngẫm lại những góc khuất về tâm lý nghề nghiệp vừa được bật mí ở trên để có thể hiểu rõ hơn chính bản thân mình và có những kế hoạch phát triển trong công việc thật sự phù hợp với tính cách.
 
Năm 2017 chúng ta vừa đón một làn sóng những “tân binh” sinh năm 96 – 97 bước vào thị trường lao động. Nghĩa là chẳng bao lâu nữa lực lượng ứng viên trẻ này sẽ trở thành lao động chủ lực, là đối tượng chủ yếu mà các nhà tuyển dụng tiếp xúc mỗi ngày. Vì thế, để có thể có được những lợi thế cạnh tranh nhất định, thế hệ Millenials cần phải sẵn sàng thay đổi cách nhìn nhận và uyển chuyển hơn trong cách tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp thay vì khư khư giữ lấy “cái tôi” của mình. Bài viết này một lần nữa xin được tạm gọi là món quà nhỏ từ Cevn.com.vn với mong muốn giúp các bạn thuộc thế hệ Millenials có thể tự đánh giá lại tâm lý nghề nghiệp của mình để luôn có những lựa chọn sáng suốt nhất trước nhiều cơ hội lớn trong năm mới sắp đến.
Số lượt đọc: 477 -