• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

82445
Tổng số truy cập:82445
Khách đang online: 96
Trình bày kỹ năng nghề nghiệp khi tìm việc thế nào cho thú vị?
Ngày đăng tin: 12/01/2021 14:29

 
Bạn đã bao giờ mô tả kỹ năng nghề nghiệp của bản thân trong CV hoặc thư xin việc như một “nhân viên chăm chỉ” với “thái độ tích cực”, có khả năng “học hỏi nhanh chóng” chưa? Mặc dù việc đưa những kỹ năng được liệt kê trong mô tả công việc sẽ giúp hồ sơ xin việc của bạn vượt qua hệ thống tìm kiếm nhưng cuối cùng vẫn có các nhân viên nhân sự thực hiện việc sàng lọc cuối cùng. Và con người thì không kết nối với từ khóa – họ kết nối với những câu chuyện hay.
 
Nói cách khác, đừng “bán rẻ bản thân” bằng cách chỉ liệt kê những từ ngữ phổ biến có thể nhìn thấy ở bất cứ hồ sơ xin việc nào khác để mô tả kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Hãy thể hiện chúng một cách cụ thể hơn để đảm bảo bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Dưới đây là cách thực hiện, hãy cùng tham khảo nhé.
 
Khi viết CV
 
Bạn có thể đã nghe lời khuyên nên đưa càng nhiều con số vào CV càng tốt để minh họa tác động của bạn hoặc kết quả bạn đã đóng góp. Điều này cũng có tác dụng đối với các kỹ năng mềm. Hãy đảm bảo mỗi gạch đầu dòng mô tả một kỹ năng nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, sau đó sử dụng các dữ kiện và số liệu để chứng minh bạn có “kỹ năng quản lý” hoặc “giao tiếp hiệu quả” như thế nào. Chẳng hạn:
 
“Phát triển và khởi xướng chương trình quản lý quan hệ khách hàng giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng lên đến 30%”.
 
“Quản lý thành công thời gian thực hiện dự án bằng cách tổ chức các cuộc họp online và chia sẻ ý kiến đóng góp cho hơn 50 đồng nghiệp thông qua hội nghị trực tuyến”.
 
Khi viết thư xin việc
 
Hãy xem thư xin việc của bạn giống như cuộc trò chuyện bạn muốn có với nhà tuyển dụng, chỉ khác là bạn đang viết trên giấy. Đó là cơ hội tốt nhất của bạn (trước khi phỏng vấn) để mang lại sức sống cho những điều bạn có thể làm.
 
Khi viết, hãy chọn 2 hoặc 3 trong số các kỹ năng nghề nghiệp trong bản mô tả công việc như chủ động hoặc kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ - và nghĩ về một hoặc hai câu chuyện giúp làm nổi bật chúng. Chẳng hạn:
 
“Với tư cách là trưởng nhóm kỹ thuật làm việc với một khách hàng lớn, tôi không chỉ thực hiện tất cả nhiệm vụ theo đúng lịch trình mà còn nhận trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới để giúp họ tăng tốc vì lợi ích của nhóm. Hiểu rằng khách hàng là quan trọng, tôi luôn đảm bảo giữ liên hệ chặt chẽ và sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi kỹ thuật nào để đảm bảo họ cảm thấy được phục vụ tốt nhất”.
 
Khi tham gia phỏng vấn
 
Có một số người phỏng vấn chưa có nhiều kinh nghiệm, điều đó có nghĩa rằng bạn có thể nhận được một số câu hỏi mơ hồ, không thực sự cho phép bạn thể hiện kỹ năng nghề nghiệp của mình một cách tốt nhất.
 
Bất kể bạn được hỏi gì, hãy đưa ra một hoặc hai ví dụ vào đó. Chẳng hạn, nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Bạn định nghĩa thế nào về khả năng lãnh đạo?” thay vì “Hãy nói về một lần bạn thể hiện khả năng lãnh đạo”, bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra một câu trả lời chung và sau đó nói về tình huống liên quan đã gặp phải. Câu chuyện của bạn có thể sẽ đáng nhớ hơn những lời nói suông. Bạn có thể trả lời như sau:
 
“Tôi nghĩ rằng lãnh đạo có nhiều dạng, nhưng cuối cùng thì tất cả đều là việc dẫn dắt một nhóm người đạt một mục tiêu chung. Đối với tôi, tôi đề cao việc lãnh đạo bằng việc làm gương. Trong dự án gần đây nhất, mặc dù tinh thần đi xuống do việc cắt giảm ngân sách bất ngờ, tôi vẫn đảm bảo mình không được lùi bước. Tôi tiếp tục tổ chức các cuộc họp nhóm thân mật sau giờ làm và nói một cách lạc quan về dự án của chúng tôi, mặc dù có sự khó khăn đáng kể. Cuối cùng, hành động này cũng đã tác động đến các thành viên trong nhóm và chúng tôi đã có thể tập trung trở lại đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ hơn. Kết quả là chúng tôi đã cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng và nhóm của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn trước”.
 
Lần tới khi bạn nhìn thấy mô tả công việc yêu cầu các kỹ năng nghề nghiệp như “người có tinh thần đồng đội”, có “đạo đức làm việc mạnh mẽ”, “đa nhiệm” và “làm việc dưới áp lực”, hãy biết rằng chúng rất quan trọng, và bạn có nhiều khả năng được ghi nhớ hơn nếu bạn không giới hạn vốn từ vựng của mình. Hãy sử dụng câu chuyện của bạn, kinh nghiệm của bạn bởi vì bạn có rất nhiều điều thú vị hơn là một vài từ khóa.
Số lượt đọc: 416 -