1001 cách đối đáp cho câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại
Ngày đăng tin: 18/12/2020 10:07
1. Cẩm nang trả lời câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại cho ứng viên
Cẩm nang trả lời câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại cho ứng viên
Điểm mạnh của việc trả lời phỏng vấn qua điện thoại có thể giúp bạn không bị hồi hộp khi phải đối diện với một ai đó, bạn sẽ cảm giác thoải mái hơn vì bạn đang trả lời phỏng vấn tại một nơi quen thuộc. Tuy nhiên đây cũng là một bất lợi đối với bạn. Đôi khi thông qua giọng nói bạn cũng không thể đoán được sắc mặt của nhà tuyển dụng để linh hoạt trong cách dùng từ. Hơn thế nữa, việc phỏng vấn qua điện thoại chỉ có thể kéo dài trong vòng 5 đến 10 phút, chính vì vậy mà bạn chỉ được phép nói những câu chữ ngắn gọn nhất nhưng không được thiếu ý hay những câu chữ không đúng với câu hỏi.
Cụ thể hơn, chúng ta hãy tiếp cận ngay với tuyển tập câu trả lời phỏng vấn qua điện thoại mà Cevn.com.vn chuẩn bị cung cấp cho bạn nhé!
1.1. Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình
>> Gợi ý trả lời
Trước hết đó là câu hỏi “giới thiệu về bản thân”, đây đường như có thể coi là một câu hỏi kinh điển của các nhân tuyển dụng. Mặc dù đã nắm trong tay bản CV của bạn, nghĩa là họ đã hiểu 1 phần thông tin về bạn, vậy bạn cần phải trả lời như thế nào?
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình
Cách trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần nêu các ý như sau:
- Trước hết, tôi tên là Nguyễn Văn A, tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế Quốc dân từ tháng 8/ 2018
- Về bản thân tôi thì tôi nhận thấy mình có điểm mạnh là… Đi song song là một vài điểm yếu mà tôi vẫn đang trong thời gian khắc phục đó là ….
- Đây là những gì bạn cần phải trả lời cho câu hỏi này, ngắn gọn và đủ ý là 2 yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc phỏng vấn.
1.2. Câu 2: Công việc bạn đã từng làm trong thời gian gần đây là gì?
>> Gợi ý trả lời
Nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại một vị trí nào đó hãy tự tin nói ra
“Tôi đã từng làm việc tại vị trí Nhân viên Sale trong 1 năm tại Công ty ABC thực hiện các công việc …”
Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm hay bạn chỉ mới là sinh viên ra trường thì đừng lo lắng về điều đó. Bạn có thể trả lời như sau:
“Tôi mới tốt nghiệp vào tháng … năm … nên vẫn đang tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân mình. Mặc dù chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng với kỹ năng được rèn luyện tại trường đại học thì tôi tin rằng mình có thể đảm nhận được vị trí …”
1.3. Câu 3: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc của mình?
>> Gợi ý trả lời
Một trong những câu hỏi kinh điển nữa mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên đều phải kể đến việc “Tại sao bạn lại rời bỏ công việc của mình?”
Câu 3: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc của mình?
Đừng quá thật thà trong việc trả lời, đây là lời khuyên của Cevn.com.vn dành cho bạn. Nếu như bạn có xích mích với đồng nghiệp cũ hay có những hiểu lầm không thể giải quyết đối với sếp cũ. Vậy thì hãy bỏ qua chuyện tiêu cực đó để hướng đến những điều tốt đẹp.
Bạn có thể trả lời như sau:
- Mong muốn có môi trường phù hợp với năng lực
- Mong muốn phát triển bản thân mình trong công việc
- Mong muốn tìm kiếm được người cố vấn để học hỏi kinh nghiệm
- Mong muốn tìm kiếm một công việc tiềm năng hơn
- …
1.4. Câu 4: Môi trường bạn mong muốn được làm việc là gì?
>> Gợi ý trả lời
Về môi trường mà bạn mong muốn bạn có thể hiểu đó là “bạn thích văn hóa công ty như thế nào”. Câu hỏi này ám chỉ việc ‘liệu bạn phù hợp với văn hóa công ty họ hay không?” hay sẽ rời đi chỉ sau vài tuần làm việc?
Nếu bạn thực sự mong muốn được nhận vào vị trí công việc, vậy thì bạn nên tìm hiểu trước về văn hóa của công ty đó, hãy tìm người thân bạn bè có quan hệ với người trong công ty, hoặc tìm kiếm các review về công ty đó trong mạng xã hội.
1.5. Câu 5: Mục tiêu trong 5 năm sau của bạn là gì?
Câu 5: Mục tiêu trong 5 năm sau của bạn là gì?
>> Gợi ý trả lời
Một ứng viên tiềm năng là người sẽ biết định hướng con đường trong tương lai của mình. Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá việc bạn có phải một người có tầm nhìn, có triển vọng hay không. Bạn mong muốn đạt được điều gì cho vị trí công việc, bạn có đam mê, nhiệt tình với công việc này hay không?
Và quan trọng nhất là định hướng của bạn có khiến bạn muốn “làm việc lâu dài với công ty hay không?” Hãy suy nghĩ thật kỹ để có thể trả lời cho câu hỏi này một cách chính xác và logic nhất nhé!
1.6. Câu 6: Tại sao bạn chọn làm việc tại công ty chúng tôi?
>> Gợi ý trả lời
Ngụ ý của câu hỏi này đó là “bạn có thích văn hóa công ty chúng tôi hay không?” Nếu như nhà tuyển dụng biết rằng bạn không thích văn hóa công ty thì có thể bạn sẽ nhanh chóng rời khỏi công ty chỉ sau vài tuần và hiển nhiên rằng, nhà tuyển dụng có thể kết luận bạn là một người “nhân viên không trung thành” hoặc “ứng viên không tiềm năng”.
Trước khi bạn nhìn vào mức lương bạn sẽ được hưởng theo đúng năng lực của bạn thân, bạn nên đặt cái tâm của mình vào công việc và nhân văn hóa công ty của họ. Điều này giúp bạn có động lực hơn trong việc đi làm và bạn sẽ cảm thấy “đây là công việc phù hợp với bản thân mình”
1.7. Câu 7: Theo bạn thì đối với vị trí này, bạn cần những kỹ năng gì?
Câu 7: Theo bạn thì đối với vị trí này, bạn cần những kỹ năng gì?
>> Gợi ý trả lời
Trong thời gian trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên nghiên cứu kỹ bản CV, đơn xin việc mà bạn đã gửi cho nhà tuyển dụng đồng thời bạn nên xem xét bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng gửi đến cho bạn. Tại sao?
Câu hỏi này, mục đích đó là đánh giá mức độ trung thực của bạn. Trong nội dung của CV và đơn xin việc, chắc chắn sẽ phải đề cập đến vấn đề kỹ năng cần thiết cho công việc. Chính vì vậy bạn nên chắc chắn rằng việc mình nói ra sẽ khớp với nội dung mà bạn viết ra trong bản CV và đơn xin việc của mình
1.8. Câu 8: Bạn có thể nói kỹ hơn về điểm mạnh của bạn không?
>> Gợi ý trả lời
Đây có thể là một nội dung câu hỏi quan trọng khiến bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngụ ý của câu hỏi này đó là “So với ứng viên khác bạn có điểm gì nổi bật”
Chắc hẳn để tham gia một vị trí công việc thì bạn phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác. Nếu bạn không phải một ứng viên tiềm năng, thì điểm mạnh của bạn sẽ giống với những ứng viên khác, điều này khiến cho bạn bị “dung hòa” và bạn sẽ không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Vậy nên hãy dành ra 1 ngày sẽ nghĩ xem, bạn có điều gì đặc biệt hơn các ứng viên khác nhé!
1.9. Câu 9: Trong thời gian gần đây bạn có đang tham gia phỏng vấn tại công ty nào không?
Câu 9: Trong thời gian gần đây bạn có đang tham gia phỏng vấn tại công ty nào không?
>> Gợi ý trả lời
Bạn có thể trả lời cho câu hỏi này ví dụ như “tôi đã thực hiện vài cuộc phỏng vấn nhưng theo năng lực, môi trường làm việc thì tôi thấy đây là nơi phù hợp với bản thân mình”
Câu hỏi này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhận ra 2 vấn đề đó là “Bạn có chính kiến, mục đích và cách làm việc riêng” và “bạn thực sự mong muốn được tham gia vào vị trí công việc này”
1.10. Câu 10: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
>> Gợi ý trả lời
Một câu hỏi thông minh nhất đó chính là CÓ.
Hãy luôn luôn nói có đối với câu hỏi này. Nếu như bạn trả lời không, thì nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không thực sự quan tâm đến công ty hoặc bạn đã có một gợi ý công việc khác.
Câu 10: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Tuy nhiên nếu bạn nhận được cuộc gọi giới thiệu việc làm và bạn chưa kịp chuẩn bị cho mọi thứ thì đừng lo lắng cho câu hỏi này. Bạn có thể trả lời như sau:
“Bởi vì bên công ty gọi điện bất ngờ quá, tôi vẫn chưa tìm hiểu kỹ về công việc và công ty của bên bạn nên tạm thời mình chưa có câu hỏi gì cả. Tuy nhiên mình sẽ tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí công việc bên công ty vừa giới thiệu và mình sẽ gọi điện lại sau, có được không nhỉ?”
Đây cũng là cách trả lời thông minh và bạn hãy chủ động đề nghị một cuộc gọi mới nếu như bạn chưa chắc chắn thông tin nào đó từ phía doanh nghiệp. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một “ứng viên sáng giá” và họ sẽ mong chờ phản hồi từ bạn đấy!
Các câu hỏi mà bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng có thể như:
- Trong trường hợp mình hoàn thành xong cuộc phỏng vấn thì khoảng bao lâu tôi sẽ bắt đầu đi làm nhỉ?
- Bên công ty có thể nói sơ qua về các công việc chính của tôi được không?
- Khó khăn của công việc này có thể là gì ạ?
- Mức lương mà mình sẽ được nhận như thế nào nhỉ?
- ...
2. Lưu ý cho ứng viên khi trả lời câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại
- Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn của mình thì bạn nên chủ động đề nghị một buổi phỏng vấn riêng tư giữa mình và nhà tuyển dụng. Điều này giúp cho bạn thể hiện được việc bạn là một người chủ động trong mọi tình huống.
- Trước khi tham gia bất cứ cuộc phỏng vấn nào, việc chuẩn bị là vô cùng quan trọng. nếu bạn thực sự mong muốn muốn tham gia vào vị trí tuyển dụng này thì bạn nên lựa chọn việc chuẩn bị những câu hỏi mà Cevn.com.vn vừa cung cấp trong vòng 1 đến 2 ngày.
Lưu ý cho ứng viên khi trả lời câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại
- Đôi khi việc di chuyển trong không gian sẽ giúp bạn linh hoạt hơn và nhạy bén hơn trong mọi câu hỏi. Việc bạn di chuyển liên tục sẽ khiến cơ thể bạn trở nên hào hứng, điều này sẽ được thể hiện qua giọng nói. Người nghe hoàn toàn có cảm nhận được rằng bạn rất mong chờ cuộc phỏng vấn này và bạn đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn trực tiếp.
- Tránh việc ăn, uống quá đà dẫn đến việc đi ngoài không như ý muốn. Ngoài ra bạn nên tránh việc nhai kẹo cao su trong lúc phỏng vấn điều này khiến cho giọng nói của bạn có chút khó nghe. Hơn thế nữa điều này khiến bạn bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, không lịch sử và không có sự tôn trọng với người tuyển dụng
- Hãy chuẩn bị một cốc nước lọc. Trong thời gian phỏng vấn bạn có thể nhập một chút nước, điều này giúp cho giọng nói của bạn trở nên mượt mà hơn và có thể tự tin nói chuyện hơn.
- Trong thời gian trả lời câu hỏi, đừng trả lời quá lan man, hãy trả lời đủ ý, đúng chủ đề để tránh việc lãng phí thời gian. Việc phỏng vấn qua điện thoại thông thường sẽ chỉ diễn ra trong vòng 5 đến 10 phút. Nếu bạn nói quá nhiều, nà tuyển dụng sẽ không khai thác được nhiều thông tin từ bạn và điều này có thể khiến bạn bị “tuột mất cơ hội”.
- Bạn nên thành thật với nhà tuyển dụng. Bởi trước khi gọi điện cho bạn, nhà tuyển dụng đã nắm chắc trong tay bản CV mà bạn gửi đến cho họ, những thông tin quan trọng đều đã được họ nắm chắc trong tay. Việc bạn trả lời không đúng với những gì bạn ghi trong CV có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn là một người thiếu trung thực. Hiển hiện rằng bạn sẽ bị “OUT” ngay lập tức!
Trên đây là những thông tin về câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại. Mong rằng bài viết mà Cevn.com.vn cung cấp sẽ giúp cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm đến nhau một cách dễ dàng và giúp các ứng viên có thể thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng nhé!