• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

118434
Tổng số truy cập:118434
Khách đang online: 401
Cách giúp nhân viên mới thích nghi công việc
Ngày đăng tin: 16/12/2020 11:32

I. Nỗ lực làm quen với đồng nghiệp
 
Cho dù có cảm thấy e dè và xa lạ với tất cả mọi người ở công ty mới thì bạn cũng nhất định phải tỏ ra thân thiện và cố gắng để làm quen với họ. Một nụ cười rạng rỡ có thể kéo gần khoảng cách và khiến cho đồng nghiệp chủ động muốn bắt chuyện với bạn. Họ sẽ là người giới thiệu cho bạn về những điều cần thiết để tồn tại nơi công sở, ai là người trả lương cho bạn và vô vàn các thông tin hữu ích khác.
 
II. Cố gắng thích nghi với văn hóa của tổ chức
 
Việc bạn có thể gắn bó lâu dài trong tổ chức hay không còn tùy thuộc vào mức độ bạn thích nghi với môi trường văn hóa mới. Hãy quan sát cách sếp và các đồng nghiệp ứng xử với nhau, giờ giấc trong công ty có bị ràng buộc không, bầu không khí làm việc có căng thẳng không hay mọi người thường quan tâm và bàn tán những chủ đề gì… Chủ động tìm hiểu sẽ giúp bạn nhận ra mình có thực sự phù hợp với văn hóa của công ty hay không, từ đó thay đổi để thích nghi với những điều khác biệt. Việc làm này cũng hạn chế tối đa tình trạng sốc văn hóa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghỉ việc khi chưa hết thời gian thử việc.
 
III. Thể hiện thái độ trung lập với các nhóm nhân viên
 
Khi chưa xác định được đâu là những người đồng nghiệp tốt tính và thực sự phù hợp với bạn, đừng vội kết giao và trở thành đồng minh với một nhóm nào cả. Quyết định vội vàng có thể khiến bạn gây ra sai lầm nghiêm trọng. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu những người lôi kéo bạn vào nhóm là những thành phần cá biệt trong công ty: lười biếng, hay nói xấu người khác, đùn đẩy công việc, vô trách nhiệm… thì vô tình bạn cũng không tránh khỏi được sự thù địch của tất cả những nhân viên còn lại. Vì vậy, khi chưa xác định được chính xác người có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc, hãy giữ thái độ trung lập và quan sát thêm.
 
IV. Đừng hoang mang khi tiếp nhận quá nhiều thông tin
 
Bạn mới vào công ty, không thể tránh khỏi việc bị “tra tấn” bởi hàng tá thông tin mới mẻ liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn sẽ đảm nhận. Tuy nhiên, dù có cảm thấy bội thực và không hiểu thì cũng đừng vội nản lòng nhé, ai cũng cần có thời gian để thích nghi và làm quen lại từ đầu. Một lời khuyên để bạn không bỏ sót thông tin cũng như không phải hỏi đi hỏi lại người hướng dẫn đó là bạn nên trang bị một cuốn sổ ghi chú nhỏ, hãy lưu lại những gì mà bạn được hướng dẫn để dễ dàng theo dõi sau này. Điều quan trọng là hãy giữ cho tâm trạng thoải mái, lo lắng chỉ làm tăng áp lực lên bạn mà thôi.
 
V. Nếu gặp khó khăn, hãy đề nghị giúp đỡ
 
Là người mới, sẽ có rất nhiều vấn đề bạn chưa thể hiểu tận tường, nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy mạnh dạn đề nghị sếp hoặc đồng nghiệp giúp đỡ. Đây cũng là cơ hội để bạn thắt chặt mối quan hệ và có thêm những người bạn mới.

IV. Ngừng so sánh với công ty cũ
 
Mỗi công ty sẽ có định hướng phát triển và văn hóa hoàn toàn riêng biệt, do đó, bạn không nên so sánh công ty mới với công ty cũ. Nếu như công ty cũ của bạn thực sự lý tưởng đến vậy thì bạn đã chẳng ra đi và tìm cơ hội mới phải không nào? Bạn nên hiểu rằng, sẽ không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo cả, bạn nên chấp nhận và tự thay đổi bản thân để nỗ lực thích nghi với nó, có như vậy, bạn mới gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
 
VII. Đề nghị sếp nhận xét năng lực
 
Để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng trên con đường chinh phục công việc mới, sau khoảng 2-3 tuần làm việc, bạn nên chủ động tìm đến sếp để xin lời nhận xét. Hãy hỏi sếp xem cách thức hoàn thành công việc hiện nay của bạn đã hiệu quả hay chưa, bạn cần phải thay đổi hay bổ sung những kỹ năng gì… So với việc chờ đợi sếp hẹn gặp và đánh giá, chủ động đề nghị được nhận xét sẽ giúp hình ảnh của bạn ấn tượng và chuyên nghiệp hơn trong mắt sếp.
Số lượt đọc: 502 -