• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

34855
Tổng số truy cập:34855
Khách đang online: 543
05 bước giúp người trẻ chinh phục nỗi sợ thất nghiệp
Ngày đăng tin: 28/12/2024 21:06

Với tình thế khó khăn hiện nay, nhiều người trẻ phải đối mặt với nỗi sợ thất nghiệp. Thậm chí có nhiều người vì phải đối mặt với áp lực về chuyện thất nghiệp, mà dẫn đến các căn bệnh về tâm lý. Vì thế, bài viết dưới đây Cevn sẽ mách nước cho các bạn 05 bước giúp chinh phục nỗi sợ hãi thất nghiệp!


 
Khi không có việc, việc của mình là đi tìm việc
 
Chìa khoá giải pháp đầu tiên cho nỗi sợ thất nghiệp chính là đi tìm việc. Bạn không thể ôm một nỗi sợ ngày qua ngày mà không tìm cách để triệt hạ nó được. Hãy mạnh dạn và ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau cho đến khi bạn tìm ra được chỗ làm việc phù hợp. Đừng vì nỗi sợ bị rớt mà ngần ngại trong việc ứng tuyển.
 
Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm công việc mới, để tránh tình trạng bị áp lực về mặt kinh tế, bạn có thể làm thêm một số công việc khác. Ví dụ như nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, v.v. Nếu bạn đang có nền tảng tài chính ổn định, trong thời gian này có thể tham gia vào các hoạt động cộng tác viên, công tác xã hội, v.v. vừa giúp làm đẹp CV lại vừa cải thiện nhiều kỹ năng, kinh nghiệm.
 

Tìm việc thôi chưa đủ, mình phải “tìm mình”
 
Nếu chỉ loay hoay tìm kiếm công việc thì vẫn chưa đủ, bạn cần tìm hiểu sâu hơn về chính bản thân mình. Việc hiểu rõ về bản thân mình, cụ thể là mục tiêu cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân có thể giúp bạn xác định được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn. 
 
Chẳng hạn như bạn là người có thế mạnh về việc thiết kế hình ảnh, vì thế hãy tập trung tìm kiếm những công việc liên quan đến mảng này và thể hiện bản thân thật tốt với nhà tuyển dụng. Gợi ý cho bạn một số mô hình và phương pháp giúp thấu hiểu bản thân là: Ma trận SWOT, ma trận IE, ma trận EFE – IFE, v.v.
 
Học tập từ thất bại trong quá khứ
 
Việc lảng tránh những thất bại trong quá khứ còn tệ hơn là đối mặt với chúng. Lảng tránh sẽ làm cho bạn bị lơ là, thiếu sự chuẩn bị tinh thần cho những sự kiện đó. Do vậy, đừng ngần ngại mà không nhìn vào những thất bại trong quá khứ và học hỏi từ nó. 
 
Cụ thể là đối với công việc cũ, bạn đã có những điểm nào chưa ổn? Hay là với những lần phỏng vấn trượt trước đó, bạn đã mắc phải những lỗi gì hay có những biểu hiện nào chưa được tốt? Một khi bạn đã nhìn nhận lại những điểm yếu của mình rút ra được bài học từ chúng, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và sự tự tin để không mắc lại sai lầm lần nữa.
 
Định hình lại mục tiêu thực chiến hơn
 
Hãy thử nhìn nhận lại, rằng những mục tiêu trước đó của bạn có thực tế và tích cực không? Chúng có phải là động lực cho bạn tiến lên phía trước hay không? Nếu câu trả lời là không, vấn đề lớn đang nằm ở cách mà bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình.
 
Để định hình mục tiêu thực tế và phù hợp với bản thân mình, bạn có thể áp dụng các công thức sau:
 
–   SMART (Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time-bound)
 
–   PACT (Purpose – Actionable – Continuous – Trackable) 
 
–   WISE (Writen – Intergrated – Synergetic – Exspansive)
 
 
Nghĩ về những khả năng sắp đến khi tìm việc
 
Khi đã nhìn nhận lại những bài học kinh nghiệm trong quá khứ cũng như có mục tiêu cụ thể cho mình, nhằm tiếp thêm động lực cho bản thân, bạn hãy nghĩ đến những khả năng có thể xảy ra khi tìm việc. Bằng cách suy nghĩ đến những kết quả tích cực hoặc tin tưởng rằng bản thân sẽ có được một cơ hội việc làm tốt, bạn vừa có thêm động lực để nỗ lực, lại vừa giảm bớt căng thẳng và âu lo. 
 
Hãy thử nghĩ về những mục tiêu và dự địch của bạn khi đạt được công việc đó. Ví dụ như, nếu bạn trúng tuyển vị trí trưởng nhóm marketing, bạn sẽ làm gì để phát triển chiến dịch truyền thông mới hay là làm thế nào để thúc đẩy đội nhóm đi lên? Vạch sẵn cho mình những ý tưởng có khả năng thành công cũng giống như việc lên kế hoạch. Đồng thời bạn cũng có thể chia sẻ về những khả năng này khi phỏng vấn với nhân sự, đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thể hiện năng lực chính mình
 
Tổng kết
 
Mặc dù áp lực thất nghiệp rất đáng sợ, thế nhưng nếu chỉ ngồi yên lo lắng và để nỗi sợ gặm nhấm bản thân, bạn sẽ dễ bị tụt lại phía sau và dần mất lợi thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Trong mọi tình huống, hãy luôn tin tưởng vào chính bản thân mình, điểm nào tốt thì phát huy, điểm nào chưa tốt thì cải thiện và luôn tranh thủ mọi cơ hội đến với mình nhé. Chúc bạn may mắn và sớm tìm được công việc như ý!
Số lượt đọc: 22 -