• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

2925
Tổng số truy cập:2925
Khách đang online: 130
Những điều cần tránh trong buổi phỏng vấn xin việc
Ngày đăng tin: 25/10/2019 21:06

Để "lọt vào mắt" nhà tuyển dụng, bạn nên để lại một ấn tượng tốt từ buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng và tránh xa những điều sau đây để có thể gây được thiện cảm tốt nhất với nhà tuyển dụng.

 

 

1. Không tìm hiểu về công ty

Trong quá trình phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ được yêu cầu đặt ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về vị trí mà mình đang ứng tuyển, biết được nhiều hơn về lịch sử, quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng bị mất điểm khi hỏi về một điều gì đó mà bạn chưa thực sự tìm hiểu kĩ trước đó.

Vì vậy, trước buổi phỏng vấn của mình, bạn nên tìm hiểu trước về những thông tin cơ bản của công ty, về vị trí mà mình đang ứng tuyển. 

 

2. Đến buổi phỏng vấn không đúng giờ

Đúng giờ là điều tốn thiểu khi bạn muốn làm bất cứ công việc nào và nó lại càng quan trọng hơn trong phỏng vấn. Nếu bạn đến trễ, điều đấy sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không tôn trọng buổi phỏng vấn, thiếu tính cẩn thận. Điều này chắc chắn sẽ khiến cơ hội trúng tuyển của bạn dường như là số không.

Để tránh mắc phải sự cố này, bạn nên tìm hiểu rõ về đường đi đến điểm phỏng vấn, tốt nhất là nên tranh thủ thời gian trước ngày phỏng vấn để đến đấy, căn chỉnh thời gian, quãng đường sao cho hợp lý, và không kém quan trọng đó là kiểm tra xem phương tiện đi lại của mình thật cẩn thận để tránh hỏng hóc hay hết xăng giữa đường đi.

 

3. Trang phục không phù hợp

Áo phông, quần jean rách, đầu tóc không gọn gàng, trang điểm quá lòe loẹt và vô vàn những kiểu trang phục không phù hợp khiến bạn hoàn toàn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có yêu phong cách đấy đến đâu thì trong buổi phỏng vấn và cả quá trình làm việc về sau, bạn luôn phải đặt yếu tố lịch sự trong trang phục lên hàng đầu để phù hợp với môi trường của công ty.

 

4. Có những thái độ tiêu cực

Những nhà tuyển dụng luôn mong muốn làm việc với những con người tích cực, có tinh thần làm việc nhóm. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối không nói ra những bình luận tiêu cực về sếp cũ, đồng nghiệp cũ hay môi trường làm việc trước đây dù cho có được hỏi về lý do nghỉ công việc trước kia

 

5. Thảo luận về lợi ích quá sớm

Ngay sau vài phút phỏng vấn, bạn đã đặt ra những câu hỏi bàn bạc về chuyện lương thưởng thì xin chia buồn khả năng cao là bạn đã trượt. Điều này chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nhà tuyển dụng vì bạn còn chưa chứng minh được năng lực của mình, và hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng đã đặt ra mức lương cho vị trí việc làm ngay trên bài đăng tuyển của mình.

Đừng quá nóng vội vì điều này, hãy kiên nhẫn và chứng minh bản thân mình trong quá trình làm việc để vấn đề lương thưởng là điều xứng đáng bạn nhận được.

 

6. Không hỏi bất cứ câu hỏi nào

Khi bạn tương tác với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, đó là thời điểm bạn cho họ thấy được sự quan tâm của bạn đến công việc này thực sự như thế nào. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ ngồi đó và trả lời những câu hỏi được đưa ra mà không hỏi bất cứ câu hỏi nào thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn là người có kĩ năng giao tiếp kém và chỉ đang trả lời những câu hỏi mà bạn đã được chuẩn bị sẵn.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy hỏi những câu hỏi liên quan tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy hỏi những điều đó vào lúc này và những câu hỏi khác để có thể làm rõ hơn những điều mà bạn muốn biết.

 

7. Trở nên quá áp lực

Phỏng vấn xin việc là điều quan trọng nhưng đừng để việc dó tạo áp lực cho bạn, khiến tâm trí bạn trở nên lo lắng và bối rối. Bạn chỉ cần nhớ rằng nếu bạn không biết hết tất cả câu trả lời cho các câu hỏi trong buổi phỏng vấn thì cũng là điều bình thường thôi.

Vậy nên, trước ngày phỏng vấn, bạn hãy đi ngủ sớm để đảm bảo cho tinh thần được minh mẫn. Trong buổi phỏng vấn, bạn cần giữ được bình tĩnh, không nên hoảng sợ trước những câu hỏi mà mình không biết trả lời. Hãy thừa nhận rằng bạn không biết chắc về câu hỏi đó, và có thể đưa ra những suy nghĩ của bạn về vấn đế đấy một cách phù hợp nhất. Quan trọng là bạn không được nói dối và không quá "màu mẻ" trong câu trả lời của mình.

 

8. Nói chuyện ngoài lề

Thông thường, mọi người thường thích nói về những chủ đề có tính cá nhân và sẽ tiếp tục nói nếu cảm thấy không bị ngăn cản. Điều này không phù hợp trong một buổi phỏng vấn. Đừng kể lể những chuyện ngoài lề như vậy quá nhiều vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để tán gẫu với bạn.

Bạn nên hạn chế trao đổi những vấn đề cá nhân hay những chuyện không liên quan và chỉ nên nói về nó khi được yêu cầu trả lời câu hỏi liên quan đến mà thôi.

 

9. Mất tập trung

Có nhiều yếu tố khiến cho bạn mất tập trung. Bạn có thể lo lắng về những câu hỏi của nhà tuyển dụng, hay tự hỏi buổi phỏng vấn ngày mai cho một công việc khác đang cần bạn phải chuẩn bị. Tuy nhiên, những điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang không quan tâm đến công việc mà bạn đang phỏng vấn.

Trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy giữ cho suy nghĩ của mình thật tập trung. Mỉm cười và giữ quá trình giao tiếp bằng mắt là những cách bạn có thể làm để tránh mất tập trung.

 

10. Quên nói lời cảm ơn

Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để phỏng vấn bạn trong khi vẫn còn bận rộn với công việc của mình. Nếu bạn không gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ không làm cho họ cảm thấy được sự cảm kích của bạn cho sự giành thời gian đó.

Thay vì vậy, bạn nên gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ được ghi nhớ nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng và điều này là rất quan trọng trong việc bạn có cơ hội nhận được công việc này hay không.

Số lượt đọc: 430 -