• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

42922
Tổng số truy cập:42922
Khách đang online: 348
Con đường sự nghiệp Nhạc sĩ liệu có "dễ đi"? Làm thế nào để phát triển?
Ngày đăng tin: 19/05/2022 10:41

Có năng khiếu âm nhạc, khả năng cảm nhận âm thanh tốt, nhạy cảm và sáng tạo thì trở thành một nhạc sĩ tài ba cũng là một lựa chọn không tồi. Thế nhưng, con đường âm nhạc không dễ đi, đặc biệt là với các nhạc sĩ vốn luôn "ở sau màn".

 
Từ xưa tới nay, quan điểm của nhiều người vẫn là làm nhạc, họa hay hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đều tồn tại nhiều rủi ro, nhiều sự không chắc chắn. Thế nhưng, cùng với sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội, truyền thông internet rộng rãi như hiện nay, các công việc nhạc sĩ, ca sĩ,... đã có nhiều cơ hội hơn, thu nhập cao hơn nhiều.
 

Tìm hiểu lộ trình sự nghiệp của nhạc sĩ

1. Nhạc sĩ là làm gì?
 
Nhạc sĩ (tiếng Anh là Musician) là người sáng tác nhạc, viết các bản nhạc, ca khúc để trình diễn trên sân khấu, sự kiện, dàn nhạc, nhạc phim,... Nhạc sĩ có thể đồng thời là người viết lời, sản xuất bài hát, phối âm hoặc chỉ viết nhạc và tạo bản demo.
 
Nếu như ca sĩ, nhạc công, diễn viên, dancer,... là những người xuất hiện trên ánh đèn sân khấu, nổi bật trong các tác phẩm của mình thì nhạc sĩ chủ yếu làm việc trong hậu trường, tham gia sáng tác, sản xuất và chế tác. Cũng do đó mà đa số khán giả, người nghe/ xem biết đến ca sĩ trình bày nhưng không mấy chú ý tới nhạc sĩ sáng tác.
 
Ngày nay, có nhiều nhạc sĩ có giọng hát hay thường lựa chọn hoạt động như một ca - nhạc sĩ để xuất hiện trước công chúng.
 
2. Có cần học để trở thành Nhạc sĩ?
 
Không có yêu cầu bắt buộc rằng bạn chỉ có thể trở thành nhạc sĩ khi có bằng cấp liên quan, và thực tế là nhiều nhạc sĩ thành công lớn mà không hề trải qua bất kỳ trường lớp nào. Dù vậy, nếu như bạn học các khoa sáng tác, thanh nhạc,... tại nhạc viện, học các trường quốc tế hoặc theo học các nhạc sĩ tài năng, có danh tiếng thì vẫn sẽ giúp ích cho con đường sự nghiệp nhạc sĩ trong tương lai.
 
Có bằng cấp thì kiến thức về nhạc lý, trình diễn, biểu diễn, cách xây dựng ý tưởng, sáng tạo một bản nhạc sẽ "chính quy" hơn. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm của bạn cũng rộng mở hơn - có cơ hội tham gia giảng dạy tại nhạc viện, các trường, khoa đào tạo âm nhạc, thanh nhạc, tham gia sự kiện của các cơ quan, chính phủ,... Vì vậy, dù có năng khiếu cũng nên cân nhắc theo học các chương trình, khóa học về âm nhạc.
 

Trở thành nhạc sĩ cần học những gì?
 
3. Cách bắt đầu sự nghiệp Nhạc sĩ và lộ trình sự nghiệp
 
3.1. Nhạc sĩ bắt đầu sự nghiệp thế nào?
 
Một số công ty giải trí, truyền thông đa phương tiện tuyển dụng nhạc sĩ trên một số kênh trên internet nhưng rất nhiều nhạc sĩ ở Việt Nam và trên thế giới vẫn bắt đầu sự nghiệp bằng cách chủ động gửi bản demo cho các ca sĩ, công ty giải trí, nhà sản xuất âm nhạc (producer). Khi cảm thấy bản nhạc, bài hát hay, có thể HOT, phù hợp với phong cách của ca sĩ,... thì hai bên có thể hợp tác.
 
Trên thực tế, các nhạc sĩ sẽ có giai đoạn đầu sự nghiệp tương đối khó khăn vì bạn chưa được biết đến, chủ yếu là hợp tác với các ca sĩ không mấy nổi tiếng. Tuy nhiên, một khi đã có được tiếng tăm thì sẽ khác. Những ca sĩ nổi tiếng, thần tượng,... có thể hợp tác với các nhạc sĩ "người quen" vì sự đồng điệu về cảm xúc, phong cách nhạc.
 
3.2. Lộ trình sự nghiệp nhạc sĩ
 
Không có một lộ trình sự nghiệp nào áp dụng cho tất cả các nhạc sĩ, bởi vì bạn có thể sớm thành công, cũng có thể từ bỏ ước mơ với âm nhạc của mình.
 
Lộ trình sự nghiệp tiêu biểu của một nhạc sĩ sẽ như sau:
  • Bắt đầu sáng tác các bản nhạc, ghi âm bản demo (chưa có kinh nghiệm). Thông thường ở giai đoạn mới sáng tác, bạn có thể có nhiều ý tưởng và tạo ra nhiều tác phẩm nhưng chưa định hình được phong cách sáng tác, dòng nhạc mình thực sự phù hợp và muốn làm.
  • Hợp tác với các ca sĩ, công ty giải trí và bắt đầu có tác phẩm định hình tên tuổi.
  • Nổi tiếng và có nhiều ca sĩ, công ty giải trí, đài truyền hình muốn hợp tác.
  • Cân nhắc trở thành ca - nhạc sĩ hoặc chuyển dần sang vừa sáng tác vừa sản xuất sản phẩm âm nhạc (nhà sản xuất).
Ngoài ra, một số nhạc sĩ xuất sắc có thể "lấn sân" sang các công việc như đạo diễn âm thanh, sáng tác nhạc phim, nhạc kịch,...
 

Để trở thành nhạc sĩ nên bắt đầu từ đâu?
 
4. Làm sao để trở thành nhạc sĩ nổi tiếng?
 
4.1. Phẩm chất, kỹ năng của nhạc sĩ tài năng
 
Âm nhạc hay các sản phẩm nghệ thuật, sáng tạo nhìn chung có thể phù hợp với đại chúng và/ hoặc chỉ được một nhóm nhất định có thể cảm nhận, yêu thích và ủng hộ. Một nhạc sĩ có thể nổi tiếng với giới âm nhạc hàn lâm, cổ điển, cũng có thể được công chúng biết đến rộng rãi với các bài hát về tình yêu.
 
Mỗi nhạc sĩ theo phong cách âm nhạc khác nhau sẽ có tài năng khác nhau. Nói cách khác, không có tiêu chuẩn chính xác để đánh giá một nhạc sĩ nổi tiếng. Dù vậy, có một số phẩm chất, kỹ năng được cho là chỉ những nhạc sĩ tài ba mới có thể sở hữu, như:
 
Khả năng cảm thụ âm nhạc.
Kiến thức về âm nhạc, âm thanh, phối khí, đặc điểm của nhạc cụ,...
Sáng tạo, tưởng tượng và đa dạng ý tưởng.
Sự chú ý đến chi tiết.
Khả năng truyền thông.

4.2. Cách để trở thành nhạc sĩ thành công
  • Quan tâm đến khán giả của bạn hơn là các số liệu: Ở một thị trường âm nhạc cạnh tranh như hiện nay, hầu hết mọi thứ - bao gồm cả sản phẩm nghệ thuật đều có thể "bị" đo lường bằng số liệu - lượt view, ca sĩ trình diễn bài hát do bạn sáng tác có vị thế như thế nào?... Tuy nhiên, nếu muốn thành công lâu dài trong vai trò nhạc sĩ, bạn cần chuyên tâm, nghiêm túc làm nhạc và cố tránh khỏi các con số phù phiếm.
  • Nhất quán và dành thời gian mỗi ngày để sáng tác: Chúng ta nghe nhiều về các nhạc sĩ thiên tài, nhưng rõ ràng không phải ai sinh ra có tài năng là có thể trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Sự chăm chỉ học hỏi và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo của bạn mỗi ngày có thể đánh bại cả tài năng thiên bẩm.
  • Kiên định với sự nghiệp âm nhạc của bạn: Kiên nhẫn không phải là một tháng cố gắng làm nhạc và thấy kết quả không như ý là ngay lập tức bỏ cuộc. Khi bạn kiên nhẫn và kiên trì với sự nghiệp của mình, âm nhạc của bạn sẽ có "lối đi riêng" và bạn cũng không bị quá căng thẳng khi chưa đạt được thành công như ý.
  • Một nhạc sĩ nên sẵn sàng đi đường khó, thay vì chỉ chọn lộ trình dễ dàng: Có những lựa chọn ý tưởng sáng tác cực kỳ độc đáo và chưa được đón nhận ngay,... sẽ khiến bạn khó khăn ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại có cơ hội thành công nhiều hơn.
  • Đừng ghen tị, vội vàng với các sản phẩm âm nhạc "mì ăn liền": Các tác phẩm bắt tai có thể giúp một nhạc sĩ nổi tiếng nhanh chóng, tuy nhiên, nếu vội vàng thì bạn sẽ tự khiến mình "đi lùi", khó có thể sáng tạo, thực sự "chuyển mình" trong tương lai.
  • - Thực hành và cải thiện năng lực chuyên môn: Thực hành viết nhạc, sử dụng các nhạc cụ, ghi âm, phối khí,... là yêu cầu bắt buộc để nhạc sĩ phát triển năng lực cá nhân.
  • Không biện hộ khi bị chỉ trích: Bạn có thể cảm thấy rằng mình đã dồn cả trái tim và tâm hồn trong nhiều giờ đồng hồ ở phòng thu, định hình nghệ thuật, làm việc trong ban nhạc - nhưng vẫn bị chỉ trích. Lúc này, hãy kiên nhẫn và bình tĩnh, tập trung vào nỗ lực sáng tạo thay vì gây tranh cãi với khán giả.
  • Nhạc sĩ thành công là nhạc sĩ khiêm tốn: Sống thực tế, khiêm tốn và chân thành, trung thực với bản thân là cách bạn tạo ra một "di sản" lâu dài với âm nhạc và sự nghiệp của mình.
5. Nhạc sĩ tìm cơ hội hợp tác với các ca sĩ như thế nào?
 
Có lẽ đây là "câu hỏi lớn" với hầu hết các nhạc sĩ khi mới sáng tác và xây dựng sự nghiệp. Bạn được khuyên rằng hãy gửi nhạc cho các ca sĩ và đề nghị hợp tác - nhưng vấn đề là bạn chưa có danh tiếng, liệu các studio, công ty giải trí, ca sĩ,... có muốn thử nghiệm sản phẩm âm nhạc của bạn hay không? Hơn thế nữa, phải làm sao để tìm thấy thông tin liên hệ? Một số phương pháp sau đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:
  • Dựa vào các mối quan hệ (thầy cô, người hướng dẫn/ cố vấn,...).
  • Tìm kiếm thông tin về các công ty giải trí, truyền thông, studio trên internet và chủ động gửi email, gọi điện thoại đề xuất.
  • Xây dựng hình ảnh cá nhân trong vai trò nhạc sĩ qua các kênh mạng xã hội, YouTube - bằng cách chơi nhạc cụ, hát các bản nhạc tự sáng tác,...
  • Tham gia các group, forum của những chuyên gia trong nghề làm nhạc và chia sẻ để được góp ý và được biết đến.

Nhạc sĩ có nhiều cách để hợp tác với ca sĩ
 
6. Nhạc sĩ kiếm thu nhập bằng cách nào?
 
Dù cho bạn biết rằng mình có năng khiếu âm nhạc cũng như khả năng sáng tác, được thầy cô, bạn bè, người thân ủng hộ và đánh giá cao thì cũng chưa chắc chắn bạn thực sự có thể trở thành một nhạc sĩ thành công, nổi tiếng, sáng tác ra những bản nhạc bất hủ cho đời. Tuy nhiên, nếu bạn thành công thì bạn không chỉ có danh tiếng mà còn có thu nhập tốt.
 
Thu nhập của nhạc sĩ được tính bằng việc "bán" bản quyền các bài hát, bản nhạc. Bạn càng nổi tiếng thì các sản phẩm âm nhạc càng có giá cao. Hiện nay, có những cơ chế tính thu nhập của nhạc sĩ như sau:
  • "Bán đứt" tác phẩm, nhận thu nhập một lần.
  • "Bán một phần" - nhận thu nhập ban đầu và phần trăm doanh thu từ thành công của tác phẩm (bán nhạc số, album, ca sĩ trình diễn,...).
  • Ở các nước có luật bản quyền phát triển, nhạc sĩ sẽ được tính thu nhập cho mỗi lần sản phẩm âm nhạc được sử dụng - cả ở sân khấu, cover, quán karaoke,... nên tổng thu nhập rất cao và nhận tiền bản quyền trọn đời.
Một nhạc sĩ có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng được làm công việc mình yêu thích, thể hiện tài năng, truyền đạt cảm nhận, cảm xúc và ý tưởng của bản thân qua âm nhạc là một niềm hạnh phúc to lớn. Hơn thế nữa, triển vọng được ghi nhận, đánh giá cao và thu nhập khủng cũng rất xứng đáng để bạn nỗ lực đúng không nào? Cevn chúc bạn thành công với con đường sự nghiệp nhạc sĩ của mình trong tương lai!
Số lượt đọc: 281 -