• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

12304
Tổng số truy cập:12304
Khách đang online: 53
7 lỗi phỏng vấn khiến bạn đánh rơi công việc mơ ước
Ngày đăng tin: 18/03/2019 14:59

Dưới đây là 7 sai lầm bạn không nên mắc phải, nếu không sẽ thật đáng tiếc.

1. Ngoại hình kém tươm tất
 
 
Ngoại hình luôn là điều nhà tuyển dụng đánh giá đầu tiên khi nhìn thấy bạn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị kĩ cho yếu tố này: tóc tai gọn gàng, gương mặt tươi sáng, quần áo chỉnh tề, trên hết là nụ cười luôn nở trên môi. Bạn nên tránh mặc những bộ quần áo quá lòe loẹt, gây rối mắt… Đặc biệt, hình ảnh thực ngoài đời của bạn không nên sai khác quá nhiều ảnh đã gửi trong hồ sơ.
 
Theo các nhà tuyển dụng, bộ trang phục lý tưởng nhất để đi phỏng vấn chính là: áo sơ mi trắng, quần dài/váy dài tới màu gối màu đen, giày tây (với nam giới)/ giày cao gót 3-4 cm (đối với nữ giới). Tất nhiên, bạn có thể thay thế hai màu sắc cơ bản này bằng các sắc màu nhã nhặn, lịch sự như: vàng nhạt, xanh nhạt, hồng… đừng chọn màu quá rực, quá rối mắt là được.
 
2. Chia sẻ quá nhiều thông tin không cần thiết
 
Một buổi phỏng vấn thường diễn ra trong vòng 15 đến 30 phút. Vì vậy, bạn nên tập trung chia sẻ những điều trọng tâm, những bằng chứng thuyết phục nhà tuyển dụng nên trao cơ hội này cho bạn. Các thông tin không cần thiết như: bạn kẹt xe như thế nào mới đến được công ty, khó khăn cá nhân của bạn là gì… là điều không nên chia sẻ. Thực chất, nhà tuyển dụng khồng hề quan tâm đên vấn đề này, chúng chỉ gây cảm giác tiêu cực và tiêu tốn thời gian một cách vô ích.
 
3. Kể xấu về công ty cũ
 
 

 
 
Tất nhiên, khi đi làm ở công ty cũ, bạn có thể gặp những người sếp khó chịu, những người đồng nghiệp bất hợp tác hay cách làm việc quá tệ. Thế nhưng, đừng vội chia sẻ điều này trong buổi phóng vấn đầu tiên, chúng sẽ biến bạn trở thành một kẻ khó ưa, khó hòa hợp với đồng nghiệp, thích kể xấu người khác.
 
Ngoài ra, việc kể xấu cũng gây cảm giác bạn là người không trung thành, sẵn sàng hất đổ chỗ cũ. Tốt nhất, bạn nên tránh những cuộc tấn công trực diện vào công ty cũ của mình dù nó có tệ đến thế nào đi nữa.

4. Giả vờ là hiểu biết
 
Khi gặp một câu hỏi khó bạn sẽ làm gì? Giả vờ là mình biết nó và cố chứng tỏ mình là người thông minh? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra biểu hiện không thành thật của bạn và đánh trượt ngay lập tức. Thay vào đó, bạn hãy thẳng thắn thừa nhận mình không tường tận về vấn đề được hỏi và hứa sẽ học hỏi thêm về chúng, tinh thần cầu thiến và trung thực của bạn sẽ được đánh giá cao.
 
5. Không thể hiện được sức hút của mình
 
Đôi khi, chỉ vì muốn tỏ ra chuyên nghiệp, bạn cố gắng ép mình vào khuôn khổ: trả lời cứng ngắc, động tác thiếu tự nhiên… điều này khiến bạn trở nên nhạt nhòa, thiếu điểm nhấn, nhà tuyển dụng nhanh chóng quên bạn đi giữa một chồng hồ sơ.
 
Tốt nhất, bạn nên thể hiện mình là người thân thiện, thông minh và có khiếu hài hước, những câu trả lời vừa đúng lại vừa dí dỏm sẽ khiến buổi phỏng vấn trở nên thú vị, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhớ tới bạn nhiều hơn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nếu có một nhân viên duyên dáng như bạn ở trong công ty.
 
6. Ngắt lời nhà tuyển dụng
 
Ngắt ngời người khác là biểu hiện bất lịch sự nhất trong cuộc nói chuyện. Nếu nó xảy ra trong buổi phỏng vấn thì còn tồi tệ hơn nữa, bởi nhà tuyển dụng rất ác cảm với các ứng viên thường xuyên ngắt lời, cố gắng tranh cãi để bảo vệ ý kiến cá nhân. Lúc này, bạn trông như một kẻ bất lịch sự, có máu hơn thua, thiếu tế nhị, khéo léo trong giao tiếp, sẽ chẳng một nhà tuyển dụng nào mong muốn có 1 người nhân viên như vậy.

7. Đặt ra những câu hỏi khó trả lời
 
 
“Anh/chị có cảm thấy tôi phù hợp với công việc này không”, “Công ty có thể đem lại điều gì cho tôi”… là những câu hỏi không nên sử dụng. Thay vào đó, bạn nên đặt những câu hỏi thể hiện mình đang hứng thú, muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty như: hỏi về biểu tượng của công ty, những câu chuyện thú vị xung quanh một chiến dịch nào đó, định hướng của công ty trong thời gian tới… Hẳn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy vui mừng khi tìm được một ứng viên nhiệt huyết như vậy.
 
Đôi khi, chỉ vì những sai lầm nho nhỏ, bạn có thể đánh rơi công việc mơ ước của mình. Thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, tìm được một công việc tốt rất khó, vì vậy bạn phải có sự đầu tư chỉn chu nhất, từ ngoại hình, kĩ năng cho tới kiến thức chuyên môn, nếu không, thất bại chính là điều khó có thể tránh khỏi.
Số lượt đọc: 568 -