• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

126167
Tổng số truy cập:126167
Khách đang online: 135
Yếu tố quan trọng nhất của Nhân viên bán hàng
Ngày đăng tin: 04/05/2022 21:36

Sự tác động của công nghệ và những nhu cầu thay đổi ngày càng nhanh của khách hàng đã khiến nhiều người định nghĩa lại về công việc của nhân viên bán hàng. Điều này cũng đặt ra một câu hỏi liệu họ phải làm thế nào để thích nghi với những thay đổi đó và đâu là yếu tố quan trọng nhất của nhân viên bán hàng.


Trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần những yếu tố gì?
 
7 yếu tố quan trọng nhất của nhân viên bán hàng
 
1. Suy nghĩ tích cực
 
Cụm từ "suy nghĩ tích cực" gần như xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể đánh giá thấp nó. Suy nghĩ tích cực có thể ảnh hưởng đến việc bạn đặt mục tiêu, thể hiện thái độ với công việc hoặc sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán và giúp xua tan cảm giác muốn gục ngã khi bạn không thể hoàn thành mục tiêu doanh số.
 
Suy nghĩ tích cực cũng sẽ mang đến một sức khỏe tốt hơn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nó không chỉ góp một phần quan trọng giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu của bản thân và còn giúp bạn giữ vững tinh thần trong một môi trường kinh doanh phát triển nhanh và đầy áp lực, thách thức. Suy nghĩ bi quan sẽ gây ra những tác động tiêu cực không thể ngờ tới đối với hệ miễn dịch và cả trí não của bạn.
 
Bạn không thể xin nghỉ ốm thường xuyên nếu như muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi hay ít nhất là hoàn thành mục tiêu doanh số. Do đó, hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và một sức khỏe tốt.
 
2. Kỹ năng giao tiếp tốt
 
Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố bắt buộc khi làm nghề bán hàng. Nó không chỉ thể hiện bằng việc bạn trao đổi với khách hàng qua tin nhắn, tư vấn qua điện thoại mà quan trọng hơn hết là những cuộc gặp gỡ trực tiếp tại cửa hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng bao gồm cả kỹ năng lắng nghe. Bạn cần phải lắng nghe để hiểu được những gì khách hàng thực sự mong muốn và lồng ghép sản phẩm/dịch vụ của mình với những nhu cầu đó.
 
Kỹ năng giao tiếp cũng là một phẩm chất cần có của nhân viên bán hàng khi muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Không chỉ biết chiều lòng khách hàng, họ còn phải giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên để nâng cao hiệu quả công việc. Học cách nâng cao kỹ năng đàm phán, không chỉ với khách hàng mà với cả những đồng nghiệp khác là điều cực kỳ quan trọng nếu như muốn thành công trên con đường sự nghiệp.
 
3. Sự tự tin
 
Nếu có ý định làm công việc nhân viên bán hàng lâu dài thì bạn cần phải rèn luyện sự tự tin ngay từ đầu. Tự tin khi giới thiệu về công ty và sản phẩm mà mình kinh doanh sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, đặc biệt là khi họ có ý định mua đơn hàng với số lượng lớn.
 
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên bán hàng, bạn cần phải tích lũy một vốn kiến thức đủ rộng về những sản phẩm/dịch vụ của công ty cũng như tự mình rèn luyện sự tự tin cho bản thân. Nếu bạn là một người nhút nhát, hãy hỏi những đồng nghiệp xung quanh xem họ đã làm như thế nào để rèn luyện sự tự tin. Bạn cũng có thể tìm kiếm các bài viết và cuốn sách trên Internet về rèn luyện sự tự tin và học theo đó.
 

Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
 
4. Kiến thức về sản phẩm
 
Cho dù công ty bạn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa thì việc nắm rõ các kiến thức về sản phẩm cũng là một yêu cầu đối với nhân viên bán hàng bắt buộc, đặc biệt là khi bạn muốn phấn đấu trở thành Giám đốc bán hàng hay Giám đốc kinh doanh.
 
Bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của công ty để đề xuất giải pháp phù hợp cho từng khách hàng và để điều chỉnh các nhóm sản phẩm theo nguyện vọng của họ. Khi khách hàng đặt câu hỏi về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó mà bạn không thể trả lời được thì chắc chắn cơ hội chốt đơn thành công của bạn sẽ bằng không. Và nó sẽ trở thành điều vô cùng tồi tệ nếu như mức lương của bạn được tính bằng hoa hồng.
 
5. Kỹ năng lãnh đạo
 
Cho dù bạn bắt đầu sự nghiệp với công việc nhân viên bán hàng đơn giản nhất thì để phát triển lâu dài, bạn vẫn cần phải có kỹ năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo, ra quyết định và tạo ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh sẽ quyết định mức độ thăng tiến của bạn trong công việc.
 
Lãnh đạo không chỉ đơn giản là nói cho người này, người kia biết họ cần phải làm gì. Kỹ năng lãnh đạo luôn đi đôi với khả năng giao tiếp tốt và tạo ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh. Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết quan tâm tới nhân viên và tạo dựng cho họ những kỳ vọng rõ ràng trong công việc.
 
6. Đạo đức nghề nghiệp
 
Mặc dù đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào, nhưng đối với một nghề phát triển nhanh và đầy thách thức như nhân viên bán hàng thì đạo đức nghề nghiệp lại càng quan trọng.
 
Đạo đức nghề nghiệp cũng phụ thuộc vào những giá trị mà bạn đặt vào công việc của mình và liệu bạn có thực sự hài lòng với nó hay không. Nếu công việc nhân viên bán hàng khiến cho bạn cảm thấy hài lòng và thậm chí là bạn tìm thấy niềm vui trong đó thì sẽ không khó để bạn rèn luyện và nuôi dưỡng đạo đức trong nghề.
 

Kỹ năng mềm thiết yếu sẽ giúp nhân viên bán hàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
 
7. Thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi
 
Có rất nhiều điều mà một nhân viên bán hàng cần phải học, từ kiến thức về sản phẩm, quy định cho nhân viên bán hàng đến thái độ phục vụ khách hàng, phong cách bán hàng. Do đó, việc có một thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi là vô cùng quan trọng.
 
Song song với đó, nhân viên bán hàng cũng phải phát triển cho mình các kỹ năng tự học. Bạn học tập hiệu quả nhất với chữ viết hay hình ảnh trực quan? Bạn ghi nhớ những thứ nghe được hay đọc được tốt hơn? Bạn có phải là người cảm nhận thông tin bằng vận động? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn phát triển một phương pháp học đúng đắn để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
Số lượt đọc: 252 -