• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

40931
Tổng số truy cập:40931
Khách đang online: 539
Thách thức trong tuyển dụng: Vì sao đăng tuyển mà không có ứng viên?
Ngày đăng tin: 07/12/2022 21:03

Khi đăng tuyển nhưng không có hoặc có rất ít ứng viên quan tâm, ứng tuyển là thách thức mà nhiều nhà tuyển dụng gặp phải. Nhận biết được các nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để cải thiện hiệu quả của toàn bộ quy trình.

Nhân lực là nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp, quyết định thành công trong kinh doanh và tương lai phát triển. Do đó, việc tìm kiếm và thuê nhân viên tài năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả công ty, tổ chức. Tuy nhiên, nhiều giai đoạn, dù bạn đã dành thời gian và công sức soạn một tin tuyển dụng cho đợt tuyển dụng mới nhất của công ty mình nhưng hầu như không có bất kỳ ứng viên nào hỏi hoặc gửi CV. Điều tồi tệ hơn nữa là những người đã nộp CV lại đều không phù hợp. Tại sao điều này lại xảy ra và bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?


Nguyên nhân khiến việc đăng tuyển của nhà tuyển dụng không hiệu quả
 
Lý do khiến nhà tuyển dụng đăng tuyển mà không có ứng viên
 
1. Trang web công ty bạn không cung cấp thông tin đầy đủ
 
Một trong những điều đầu tiên mà các ứng viên tiềm năng làm khi họ thấy các cơ hội việc làm là xem trang web của công ty. Ở cương vị nhà tuyển dụng, bạn phải làm sao để đảm bảo rằng website của mình đầy đủ thông tin và đặc biệt là khiến ứng viên có hứng thú với công việc, với môi trường, với không gian văn phòng, v.v. thay vì để họ ngay lập tức thoát ra vì cảm thấy không có gì thú vị?
 
Hãy nhớ rằng, phần "Về chúng tôi" trên trang web của bạn phải nêu bật sứ mệnh, định hướng của công ty, các điểm độc đáo và những yếu tố khác biệt chính, chẳng hạn như các giải thưởng và chứng nhận, những hình ảnh hoạt động nhóm, các sự kiện lớn nhân viên công ty đã tham gia. Ở phần "Việc làm/Tuyển dụng" trên website không nên chỉ giới thiệu danh sách việc làm mới nhất hiện có mà thay vào đó, nhà tuyển dụng hãy bao gồm thông tin về lý do tại sao các ứng viên tiềm năng nên làm việc cho công ty của bạn. Một cách để làm điều này là giới thiệu các giá trị và lợi ích cốt lõi của công ty bạn (ví dụ như giờ làm việc linh hoạt, bữa trưa miễn phí, v.v.).
 
Dù bạn đăng tuyển trên Facebook hay các trang tuyển dụng uy tín thì trên trang chính thức vẫn nên có đầy đủ thông tin và trình bày đẹp, hấp dẫn để thu hút ứng viên. Bước đầu tiên này sẽ quyết định việc ứng viên có gửi CV hay không.
 
2. Trang web công ty bạn không thân thiện với thiết bị di động
 
Ngày nay, phần lớn ứng viên tìm việc làm và ứng tuyển qua thiết bị di động nên nếu bạn muốn tuyển dụng được những ứng viên hàng đầu thì trang web của công ty cũng cần phải được tối ưu để có vị trí cao trên công cụ tìm kiếm và cho phép thao tác nhanh, mượt ngay trên thiết bị di động. Một số cách đơn giản để đảm bảo điều hướng trang web bằng cách:
  • Giảm thời gian tải trang.
  • Bao gồm nhiều hình ảnh hơn.
  • Giảm số lần nhấp chuột cho những thao tác đơn giản.
  • Hiển thị email và số điện thoại công ty, chatbot để ứng viên có thể dễ dàng liên lạc, đặt câu hỏi khi họ quan tâm đến vị trí việc làm hoặc có thắc mắc.
3. Thương hiệu công ty và thương hiệu nhà tuyển dụng không đủ mạnh
 
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, các công ty không tự xây dựng thương hiệu có nguy cơ phải đối mặt với việc không có ứng viên vì những thông tin tiêu cực, bị nghi ngờ, v.v. Ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy thông tin từ nhân viên cũ, từ ứng viên bị loại trên những diễn đàn, hội nhóm hay nhẹ nhàng hơn là ứng viên không quan tâm đến tin đăng tuyển của bạn vì có quá ít thông tin về công ty bạn.
 
Một cách quan trọng để xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho công ty của bạn là thông qua tương tác trên mạng xã hội. Các trang mạng xã hội như LinkedIn và Facebook cho phép các công ty kết nối với các ứng viên tiềm năng. Bên cạnh việc là nền tảng để bạn đăng danh sách việc làm, công ty của bạn cũng có thể quảng bá các tài liệu liên quan đến thương hiệu công ty.
 
Ví dụ về điều này bao gồm các sự kiện từ thiện, cơ hội đào tạo và phát triển, các bài đăng trên blog do nhân viên viết về một ngày trong cuộc sống của họ tại nơi làm việc hoặc các mẹo làm việc trong ngành nghề, các giải thưởng, thành tích, sản phẩm/dịch vụ nổi bật cũng nên được chia sẻ.
 

Tìm ra được nguyên nhân, nhà tuyển dụng sẽ có giải pháp để cải thiện quy trình
 
4. Mô tả công việc không rõ ràng hoặc gây hiểu lầm
 
Mục đích chính của bản mô tả công việc là thu hút những ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho công việc. Một bản mô tả công việc được viết mơ hồ có thể không thu hút được các ứng viên phù hợp hoặc thậm chí sẽ khiến nhà tuyển dụng nhận được CV không đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, mô tả công việc viết không rõ ràng có thể khiến ứng viên nghi ngờ, lo ngại bị lừa đảo, v.v. Tốt nhất là bạn hãy liệt kê các chi tiết về công việc như nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện, chỉ số đo lường hiệu suất, bằng cấp, kỹ năng cần thiết và mức lương.

5. Sai lầm khi lựa chọn kênh tuyển dụng
 
Thị trường tuyển dụng, việc làm đang cạnh tranh hơn bao giờ hết và do đó, nhà tuyển dụng luôn phải tỉnh táo để đưa ra những lựa chọn cơ bản nhất như đăng tin tuyển dụng ở đâu. Những kênh phổ biến nhất là website tuyển dụng, website công ty và mạng xã hội. Tuy nhiên mỗi hình thức sẽ có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng quy mô công ty, danh tiếng và vị trí tuyển dụng.
 
Khi tuyển các vị trí đầu vào, cộng tác viên, v.v. thì đăng tin trên mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn nhưng với những vị trí chuyên nghiệp, có yêu cầu cao thì các trang tuyển dụng uy tín, sử dụng công nghệ hiện đại như Cevn. Vietnamworks, v.v. lại lý tưởng hơn. Tin tuyển dụng trên website công ty thường chỉ được chú ý nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, có thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực.
 
Tuyển dụng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phát triển mạnh mẽ hơn. Để vượt qua những khó khăn trong quy trình tuyển dụng như không có hoặc ít ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng cần nhận thức được những vấn đề trên và tìm ra giải pháp tốt nhất.
Số lượt đọc: 147 -