• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

118079
Tổng số truy cập:118079
Khách đang online: 93
Những nỗi lo tìm việc làm của sinh viên mới ra trường và cách vượt qua
Ngày đăng tin: 31/12/2021 14:09

Sinh viên mới ra trường được coi là thế hệ trẻ, có năng lực, nhiệt huyết, được gia đình và thầy cô kỳ vọng chẳng mấy chốc sẽ thành công rực rỡ. Suy nghĩ là vậy nhưng thực chất, cùng với hy vọng về một tương lai rộng mở, họ cũng phải đối mặt với áp lực, với nỗi lo tìm việc làm.

"Tốt nghiệp" - hai chữ thôi nhưng đối với các bạn sinh viên là niềm vui và cũng là nỗi lo lắng, đánh dấu một bước ngoặt của cuộc đời. Thoát khỏi sự bao bọc của thầy cô, của giảng đường đại học, cao đẳng, các bạn sinh viên sẽ phải bước vào "trận chiến" thực sự để tìm kiếm một công việc lý tưởng bằng chính sức của mình. Lần đầu xin việc, lần đầu viết CV, lần đầu phỏng vấn, có quá nhiều cái gọi là "lần đầu tiên" khiến người ta lo lắng. Phải làm gì để vượt qua nỗi lo và tự tin bước tiếp đây?
 

Bí quyết vượt qua nỗi lo khi tìm việc của sinh viên mới ra trường
 
I. Những nỗi lo tìm việc làm của sinh viên mới ra trường
 
1. Chưa có định hướng nghề nghiệp
 
Mặc dù chỉ còn một thời gian ngắn nữa là sẽ phải rời xa mái trường và bắt đầu quá trình tìm kiếm việc làm thực sự, nhưng có không ít bạn sinh viên vẫn "chật vật" với câu hỏi "Ra trường thì làm công việc gì? Đâu là ngành nghề phù hợp với bản thân?". Một điểm rõ ràng rằng, quãng thời gian học tập nơi giảng đường đại học, cao đẳng, các sinh viên luôn được nhà trường chuẩn bị và sắp xếp từ chương trình học đến thời khóa biểu. Chính vì thế, sẽ rất khó khăn để các bạn học cách tự lập, tự định hướng, tự lựa chọn và tìm ra công việc thích hợp nhất với bản thân giữa muôn vàn hướng đi. Như vậy, cảm giác lo lắng của thời kỳ khủng hoảng sau tốt nghiệp là không thể tránh khỏi.

2. Lo lắng về quá trình tuyển dụng
 
Tuyển dụng là một quá trình dài gồm nhiều giai đoạn, từ điền form ứng tuyển, hoàn thành test online, tới nộp CV và tham gia phỏng vấn trực tiếp. Mỗi bước đều gây cho ứng viên không ít căng thẳng và áp lực, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường và chưa hề có kinh nghiệm tìm việc làm. Sự chuẩn bị kỹ càng cả về tài liệu ứng tuyển cá nhân như CV xin việc lẫn những kỹ năng và kiến thức cần thiết sẽ là hành trang giúp các bạn tự tin hơn.
 
3. Thiếu kinh nghiệm làm việc
 
Trong thời buổi mà nhiều nhà tuyển dụng đề cao kinh nghiệm làm việc, năng lực thực tế hơn cả tấm bằng đại học thì quả thực, nhóm sinh viên mới ra trường đang gặp phải thách thức vô cùng lớn khi bắt đầu tìm việc làm. Có trong tay một vài kinh nghiệm liên quan tới công việc đang ứng tuyển là điều may mắn, giúp nâng cao sức cạnh tranh, nhưng phải làm sao nếu hành trang mà các bạn có chỉ là kiến thức trên sách vở? Như vậy, nếu chưa thể có được một vị trí chính thức, lời khuyên chính là bắt đầu tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức từ những công việc bán thời gian hoặc ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh để từ từ học hỏi và thăng tiến.
 
4. Lo lắng sẽ bị từ chối
 
Một khi đã tham gia ứng tuyển thì ai cũng muốn mình sẽ là người nhận được thông báo trúng tuyển chứ không phải một bức mail từ chối. Tuy nhiên, đôi khi bị nhà tuyển dụng từ chối như vậy cũng là cơ hội để nhìn nhận lại những điểm mạnh cùng những thiếu sót, những vấn đề tồn đọng của bản thân để tiếp tục trau dồi và bồi dưỡng. Thị trường tuyển dụng cạnh tranh khốc liệt và đối với sinh viên mới ra trường lại càng thử thách hơn nữa. Chính vì thế, con đường phát triển sự nghiệp có mở đầu bằng vài lời khước từ cũng là điều rất bình thường. Quan trọng là cần kiên trì, đầu tư thời gian và nỗ lực, cơ hội rồi sẽ đến.
 
II. Cách vượt qua áp lực tìm việc làm cho người vừa tốt nghiệp
 
Nỗi lo tìm việc không thể mất đi, mà nó chỉ có thể giảm bớt tùy thuộc vào sự nỗ lực và hành động của cá nhân những sinh viên mới ra trường đó. Vậy phải làm gì để vượt qua cảm xúc hoang mang lo lắng của giai đoạn chuẩn bị bước vào trận chiến tuyển dụng và tìm việc làm?
 
1. Nghiêm túc tìm hiểu nghề nghiệp yêu thích
 
Để quá trình tìm việc làm bớt nặng nề và áp lực hơn, sinh viên cần biết khoanh vùng và thu hẹp phạm vi lĩnh vực nghề nghiệp để có thể dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp. Đặt điểm xuất phát từ chính bản thân mình, sinh viên cần tìm hiểu xem bản thân có đam mê với lĩnh vực nào, liệu năng lực và phẩm chất của mình có đáp ứng được những yêu cầu của công việc đó hay không. Có như vậy, sinh viên mới có thể tìm được vị trí công việc lý tưởng nhất, mới có thể gắn bó lâu dài và phát triển trong tương lai.
 

Nắm được mẹo tìm việc hiệu quả, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ nhanh chóng có được việc làm

2. Chú ý trang bị kỹ năng tuyển dụng
 
Thứ đánh bay nỗi lo tìm việc không gì khác chính là sự chuẩn bị kỹ càng. Bên cạnh những kiến thức, những kỹ năng chuyên môn công việc, muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, sinh viên còn cần chuẩn bị trau dồi các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức và lên kế hoạch,... Ngoài ra còn có những kỹ năng liên quan tới tuyển dụng như xây dựng CV, viết đơn xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn,... Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bản thân đáp ứng những yêu cầu kỹ năng và trình độ mà công việc yêu cầu sẽ giúp ứng viên ghi điểm và nâng cao khả năng cạnh tranh với nhiều ứng viên đối thủ.

3. Tích lũy kinh nghiệm
 
Như đã đề cập, kinh nghiệm làm việc là phần mà các nhà tuyển dụng đặt nhiều sự chú ý, kể cả khi xét duyệt CV của một sinh viên mới ra trường. Điều này có nghĩa, sinh viên cần cố gắng tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, đặc biệt là những kinh nghiệm làm việc liên quan tới công việc hoặc lĩnh vực đang theo đuổi. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể tham gia làm việc bán thời gian, làm thực tập sinh cho các công ty, tổ chức, tham gia công tác tình nguyện để mở rộng trải nghiệm thực tế và nắm lấy cơ hội rèn luyện và áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình.
 
Có được sự tự tin từ việc chuẩn bị kỹ càng, quá trình tìm việc làm sau tốt nghiệp sẽ bớt căng thẳng và trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy nghiêm túc suy nghĩ và lên kế hoạch cho bản thân, dự liệu trước để sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra. Như vậy, nỗi lo tìm việc sẽ không còn là một vấn đề quá lớn nữa!
Số lượt đọc: 893 -