• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

57135
Tổng số truy cập:57135
Khách đang online: 491
Ðối phó với những câu hỏi
Ngày đăng tin: 27/12/2019 22:30

Phải hiểu rõ mục đích của nhà tuyển dụng

Khi phỏng vấn, ứng viên phải đối chất với một hội đồng được gọi là ban tuyển dụng và phải trả lời những câu hỏi hóc búa của họ. Chẳng hạn, một người trong ban có thể hỏi câu đầu tiên: "Anh (chị) có cái tên thật là xấu. Anh (chị) nghĩ sao về cái tên của mình?". Ứng viên sẽ dễ mất bình tĩnh, bối rối và thực tế cho thấy nhiều người "chết cứng" suốt cuộc phỏng vấn. Vậy là thất bại.

Theo các chuyên gia, để tổ chức một đợt tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp (DN) phải tốn kém khá nhiều chi phí, do đó, không có DN nào dùng loại hình phỏng vấn này để đánh rớt ứng viên. Mục đích chính của họ là đánh giá khả năng xoay xở, đối phó tình huống của ứng viên. Cũng cần nhớ là loại hình phỏng vấn này thường được áp dụng khi tuyển các vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, có năng lực thực sự. Cho nên, ứng viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ về tâm lý, xem phỏng vấn là "một cuộc chiến bằng nước bọt".

Ðối phó với những câu hỏi bên lề

Trong cách thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng (NTD) đưa ra rất nhiều câu hỏi khó, những câu hỏi trực tiếp châm biếm, đả kích ứng viên. Các chuyên viên nhân sự cho rằng, những câu hỏi đại loại như vậy bắt buộc phải hợp pháp, không đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục hay đời tư cá nhân. Tuy nhiên, không phải NTD nào cũng đặt được câu hỏi đúng yêu cầu như vậy. Gặp phải những câu hỏi như vậy, ứng viên được quyền không trả lời, nhưng dĩ nhiên không nên im lặng. Ứng viên phải mạnh dạn chỉ ra đó là một câu hỏi không phù hợp, đề nghị NTD có thể đưa ra một câu hỏi khác, một vấn đề khác. Hoặc cũng có thể nói: "Cho phép tôi được miễn trả lời câu này vì đó không phải là vấn đề trọng tâm của cuộc phỏng vấn hôm nay". Qua đề nghị này, NTD có thể đánh giá bạn là một người có chính kiến rõ ràng.

Quan trọng nhất là ứng viên phải biết hướng NTD bàn về chuyên môn, về công việc, về định hướng hợp tác làm việc. Nếu như, NTD hoặc ban tuyển dụng quá "săm soi" vào những chuyện bên lề, nặng về châm chích... ứng viên tương lai, thì tốt nhất, ứng viên nên chủ động kết thúc cuộc phỏng vấn một cách tế nhị vì DN đó không hứa hẹn là một nơi đầu quân lâu dài của bạn trong tương lai.

Số lượt đọc: 1006 -