Có nên hỏi nhà tuyển dụng về lí do bạn không được nhận việc?
Ngày đăng tin: 16/12/2019 20:38
1. Bạn sẽ có thêm được nhiều góc nhìn khác lạ và mới hơn về yêu cầu của công việc hiện tại
Đôi khi trong cái rủi lại có cái may, nếu bạn không được nhận việc từ nhà tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể phản hồi lại bằng những câu hỏi mang tính chất trao đổi, về những việc như: lý do tại sao bạn lại không nhận được việc, trong quá trình phỏng vấn có những sai sót nào của bản thân mà bạn cần phải chỉnh sửa. Và thực tế hơn, đối với công việc của bạn, thì công ty họ đang cần một người như thế nào?
Thực chất ra, không quá tệ khi bạn nhận được một email từ chối mời làm việc. Đúng ở đâu sai ở đâu, thiếu ở chỗ nào, thì nhu cầu cần được biết vẫn là thật sự rất thiết yếu. Điều này đôi khi sẽ giúp cho bạn có thêm cơ hội trúng tuyển cao hơn trong lần phỏng vấn sắp tới.
2. Bạn có thể nhìn nhận ra được thực lực thật sự của chính bản thân mình
Không ít những nhà phỏng vấn, nhà tuyển dụng cảm thấy hào hứng khi có những ứng viên quay lại và hỏi về những gì họ còn yếu (trong chuyên môn cũng như trong ứng xử khi làm việc). Hãy nhớ rằng, có thể ngày hôm nay bạn fail phỏng vấn tại một công ty A, không có nghĩa là trong tương lai bạn không có cơ hội để thể hiện mình với họ thêm một lần nữa. Ở thời buổi hiện nay, dường như số lượng nhân viên có thái độ cầu tiến, chịu khó lắng nghe góp ý và chịu thay đổi càng ngày càng ít, vậy nên đây cũng có thể được cho là một hành động tạo nên ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Nhưng thực tế ra, việc trực tiếp tìm hiểu những thiếu sót của mình trong tình huống này thực ra bạn cũng chẳng mất gì cả. Mà thậm chí bạn còn được nhận về cho mình những lời nhận xét cách khách quan và hữu ích nhất.
3. Phải hiểu rõ được rằng, dù bạn có được những gì hay không thì có hội đều đến từ hai phía
Cảm giác sau khi thất bại tại một cuộc phỏng vấn xin việc thực ra là khá tồi tệ. Tuy nhiên nó vẫn sẽ chỉ ở đó trong một khoảng thời gian nhất định, thời gian này dài hay ngắn đó lại là việc tùy thuộc vào suy nghĩ của bạn. Hãy tích cực hơn trong suy nghĩ và cũng đừng nên quá biện hộ cho bản thân. Cuộc sống luôn cho bạn rất nhiều sự lựa chọn và cơ hội, đôi khi cơ hội là do bạn tìm kiếm, nhưng cũng có đôi khi cơ hội lại ngẫu nhiên xuất hiện trước mắt bạn. Vì thế, nắm bắt hay không đó là phụ thuộc vào chuyện làm bạn có muốn hay không. Hãy học cách mở lòng mình ra trước những bất trắc trong sự nghiệp của mình, bạn nhé!
4. Từ đó, tìm cách để trau dồi bản thân mình nhiều hơn
Bất cứ chuyện gì cũng sẽ có lý do của nó, vậy nên hãy đón nhận những lời góp ý một cách khách quan và nhìn nhận lại bản thân mình, hãy tìm cách để khắc phục những điểm yếu của bạn khôn bất cứ chuyện gì cũng sẽ có lý do của nó, vậy nên hãy đón nhận những lời góp ý một cách khách quan và nhìn nhận lại bản thân mình, hãy tìm cách để khắc phục những điểm yếu của bản thân một cách nhanh chóng, điều này sẽ tập cho bạn có tính linh hoạt. Yêu cầu một công việc sẽ là thứ luôn luôn thay đổi theo thời gian, bạn cần phải có tính cập nhật quan tâm nhiều hơn để luôn có thể bắt kịp nhịp độ, tránh xảy ra những tình trạng bấp bênh trong quá trình làm việc.
5. Đừng quá tự cao mà vô tình thúc ép bản thân
Bạn chỉ có thể nhận được lời góp ý khi bạn thật sự cảm thấy mình muốn thay đổi. Đã có rất nhiều người cảm thấy ấm ức khi bị từ chối làm việc tại một công ty nào đó, kết quả là họ chỉ nhận lại được cho mình những cảm xúc tiêu cực và khả năng phát triển của họ sau những lần phỏng vấn thất bạii bằng không. Đồng ý với quan điểm của bạn nên hiểu rõ những gì mà bạn đã bỏ ra và trân trọng công sức cá nhân, nhưng hãy để mọi thứ về cảm xúc được dừng lại ở mức độ vừa phải, Đừng để nó lớn ý chí và nghị lực của bạn.
Không được nhận một công việc mình muốn đôi lúc thật sự không khó như bạn nghĩ, hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem bạn sẽ làm gì tiếp theo. Tự tin về bản thân mình hơn cũng như giữ cho mình một cái đầu lạnh bạn nhé. Chúc bạn thành công!