• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

131677
Tổng số truy cập:131677
Khách đang online: 122
Viết gì vào CV nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc?
Ngày đăng tin: 20/03/2018 16:18

CV là bước đầu tiên và quan trọng quyết định quá trình tìm việc của bạn. Một CV “chuẩn” là một bộ CV với kinh nghiệm làm việc, kỹ năng tốt. Nhưng với sinh viên mới ra trường – thiếu kinh nghiệm, một CV đúng chuẩn không phải chuyện dễ. Vậy nên viết gì vào CV nếu thiếu kinh nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 4 thứ “thay thế” hoàn hảo cho kinh nghiệm làm việc.

1, Kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa?

Một điều bạn cần nhớ là kinh nghiệm không nhất thiết xuất phát từ việc bạn đã từng làm ở một công ty cụ thể. Kinh nghiệm còn có thể xuất phát từ những việc bạn đã làm và đúc rút thành “kinh nghiệm”. Vì thế, kinh nghiệm từ hoạt động ngoại khóa cũng là ưu điểm bạn nên ghi vào CV. Nếu bạn từng tham gia tình nguyện, tổ chức cộng đồng hay tổ chức phi chính phủ…đừng ngần ngại thể hiện nó trong CV. Với mỗi hoạt động đó, bạn cũng trau dồi được những kỹ năng nhất định phù hợp với công việc. Ngoài ra, NTD sẽ đánh giá bạn là người năng động, linh hoạt và nhiệt tình.

 2, Một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Vì không có kinh nghiệm làm việc nên bạn không thể trình thông qua kinh nghiệm để trình bày mong ước và công việc bạn muốn hướng đến. Trong trường hợp đó, bạn nên viết một mục tiêu đủ rõ ràng và hợp lý. Trình bày mục tiêu cụ thể còn thể hiện bạn luôn sẵn sàng đón chờ mọi cơ hội. Chỉ cần 1-2 câu nói về điểm mạnh, sở thích, nguyện vọng và liên kết nó với nghề nghiệp bạn hướng tớ. Điều nay làm bộ CV của bạn hấp dẫn hơn với nhà tuyển dụng. Thậm chí, điểm mạnh đó chính là “chìa khóa” mở ra cánh cửa nghề nghiệp của bạn.
 

3, Thời gian thực tập trong khung học phần

Nửa sau năm cuối, bạn phải trải qua một kỳ thực tập bắt buộc. Đây là cơ hội để bạn được trải nghiệm trong một môi trường làm việc đúng nghĩa. Bạn nên đánh giá đúng tầm quan trọng và cần thiết của việc thực tập. Trong suốt quá trình thực tập, bạn nên cố gắng thể hiện khả năng và năng lực. Thậm chí, nếu bạn thể hiện tốt thì bạn sẽ được nhận làm nhân viên chính thức khi kết thúc.
 

4, Trải nghiệm học tập

Dù bạn xin việc ở bất kỳ nơi nào, kiến thức và kỹ năng liên quan là điều quan trọng. Đừng lơ là việc học trên trường hay bỏ qua các khóa học liên quan đến lĩnh vực bạn quan tậm. Có thể bạn chưa có cơ hội thực tiễn nhưng bạn đã chủ động trau dồi những bước cần thiết. Điều này là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ bạn là người chủ động, cố gắng trau dồi và phát triển bản thân.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn “chuẩn hóa” bộ CV trên con đường sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

Số lượt đọc: 776 -