Trung thực vấn đề quan trọng khi tìm việc
Ngày đăng tin: 28/04/2021 23:22
Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên luôn nổ lực gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên luôn đưa ra các câu trả lời không đúng sự thật. Ở góc độ của nhà tuyển dụng, họ luôn muốn nhận được câu trả lời trung thực nhất từ ứng viên. Đối với những câu hỏi khó hơn như kế hoạch trong tương lai, hoặc bạn sẽ là ai trong 5 năm tới thì phải trả lời như thế nào? Đôi khi không nên quá trung thực khi trả lời rằng “tôi chưa nghĩ tới” hoặc “tôi chưa có kế hoạch gì cụ thể”. Sau đây là các gợi ý giúp bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà không phải nói dối và cũng không trung thực thái quá.
I. Ranh giới giữa trung thực và phóng đại
Trung thực là một đức tính tốt. Những nhà tuyển dụng hàng đầu thường đánh giá cao những ứng viên trung thực vì sự trung thực, cởi mở và thái độ tự tin sẽ giúp ứng viên tăng thêm cơ hội có được việc làm.
Theo cách tự nhiên, ứng viên luôn muốn thể hiện bản thân một cách có lợi nhất trong một cuộc phỏng vấn. Họ luôn muốn được hoản hảo trong mắt nha tuyển dụng, do vậy họ luôn đi trên một ranh giới mỏng manh giữa sự trung thực và khoe khoang.
Hãy nhớ rằng đừng phóng đại kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bạn. Với các kinh nghiệm và kỹ năng đã trình bày trong CV xin việc, hãy chuẩn bị để có thể trả lời các câu hỏi về chúng khi nhà tuyển dụng yêu cầu. Tự tin vào kỹ năng và tài năng của chính mình hầu không phải là điều xấu, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn luôn trung thực và khiêm tốn.
II. Khi nào bạn nên trung thực
Các nhà tuyển dụng và Headhunt luôn muốn ứng viên trung thực, điều này giúp họ xác định được liệu bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển để tiết kiểm thời gian và chi phí tuyển dụng. Các vấn đề liên quan đến hiệu quả công việc, kinh nghiệm và trình độ, bắt buộc bạn phải luôn trung thực, nếu không bạn sẽ tự làm khó cho chính mình.
Phản ứng khéo léo với các câu hỏi về điểm yếu của bạn và các lĩnh vực kiến thức còn thiếu. Trong những tình huống này, một sự chuẩn bị tốt là cần thiết. Xem xét trước cách bạn muốn giải thích điểm yếu của chính mình. Tránh các câu trả lời rập khuôn máy móc mà tuyển dụng đã nghe nhiều trước đây.
Thay vì, trả lời lấp liếm hãy chọn điểm yếu thực sự, sau đó cho thấy rằng bạn thừa nhận chúng và đang nỗ lực cải thiện chúng.
Ví dụ:
Khi nghe được yêu cầu trả lời câu hỏi “điểm yếu của bạn là gì?”. Bạn có thể trả lời điểm yếu của tôi là kỹ năng thuyết trình trước đam đông không được tốt. Do đó, trong ba tháng qua tôi thường xuyên tham gia các lớp học và giao tiếp và thuyết trình để cải thiện kỹ năng này.
III. Khi nào không nên trung thực thái quá
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn hãy trung thực nhất về kinh nghiệm chuyên môn, bằng cấp, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Tuy nhiên, khi người phỏng vấn của bạn bắt đầu đặt câu hỏi về cuộc sống riêng tư của bạn, bạn nên rất thận trọng với câu trả lời của mình. Ở đây, nếu quá trung thực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội của bạn để có được việc làm này.
IV. Tại sao bạn rời công ty cũ và tìm việc làm mới?
Giả sử bạn được hỏi “Tại sao nghỉ công ty cũ?”. Bạn không nên phàn nàn về các điểm không tốt tại công ty cũ như điều kiện làm việc không tốt, mức lương không xứng đáng với công sức bạn bỏ ra… thay vào đó hãy trình bày việc bạn cảm thấy không thể phát triển bản thân thêm nữa khi ở vị trí cũ và muốn tìm kiếm những thử thách mới và muốn được làm việc trong môi trường mới để có thể học hỏi được nhiều hơn.
V.Sở thích của bạn là gì ?
Dựa trên các sở thích của bạn, nhà tuyển dụng có thể xác định được đam mê của bạn là gì. Những tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không, bạn có phải là người kiên nhẫn, kiên trì, chấp nhận rủi ro trong công việc. Đây cũng là một trong các yếu tố xác định xem bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không.
VI.Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Thường vào cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ được đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị vài câu hỏi để có thể hỏi để có thêm thông tin mà bạn muốn. Với những câu hỏi về số lượng ngày nghỉ trong năm hoặc về mức lương thì sẽ không thể tạo ấn tượng tốt. Thay vào đó, hãy hỏi về các tùy chọn của công ty về giáo dục và đào tạo thêm – điều này cho thấy động lực và sự sẵn sàng học hỏi của bạn.
Chúc bạn thành công.