• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

80008
Tổng số truy cập:80008
Khách đang online: 477
Những bí quyết trong việc trả lời các dạng câu hỏi tìm hiểu quá khứ
Ngày đăng tin: 26/04/2021 23:21

Khi mà tất cả các ứng viên đều có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong một thời gain rất là lâu trước các buổi phỏng vấn quan trọng thì ở phần ngược lại các nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào khoảng thời gian đầu của buổi phỏng vấn để có thể đưa ra nhận xét xem ứng viên này có thực sự phù hợp với vị trí mà mình đang tuyển dụng (tuyển dụng QA/QC/ISO, tuyển dụng pháp lý,…) hay không. Chính vì nguyên nhân trên tất cả các bạn cần phải làm sao cho mình có thể tỏa sáng trong những phút mới đầu gặp gỡ nhà tuyển dụng và cách tốt nhất đó chính là hãy trả lời tất cả các câu hỏi một cách thuyết phục nhất với việc bạn đã chuẩn bị trước.

 
Có một số bài viết đã đề cập đến vấn đề có ba dạng câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi và dạng câu hỏi dùng để tìm hiểu về quá khứ của ứng viên là một trong những dạng rất được các nhà tuyển dụng ưu sử dụng nhất trong các buổi phỏng vấn quan trọng. Một khi mà bạn đã chuẩn bị trước tất cả các câu hỏi trên thì tất nhiên là bạn có thể trả lời một các mạch lạc và có sức thuyết phục nhất thì các bạn đã làm gia tăng tỷ lệ giành được vị trí tuyển dụng mơ ước (tuyển dụng nhân sự, tuyển dụng Marketing, tuyển dụng R&D,….) lên thêm 50% rồi đấy.
 
Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng lại có một quan điểm thống nhất với nhau đó chính là các hành vi trong quá khứ của một ai đó là một chứng cứ quan trọng để có thể xem xét các hành động có thể xảy ra trong tương lai sắp tới. Nhưng khi đặt ra câu hỏi dạng này thì các nhà tuyển dụng thường hướng đến thành tích công việc, kỹ năng có được sau các nhiệm vụ, kinh nghiệm bạn có dược và năng lực của bạn như thế nào.
 
Hầu hết các ứng viên đều cho rằng các câu hỏi dạng này thường rất khó nhưng thật ra thì câu hỏi ở dạng này không đến mức làm khó ứng viên có kinh nghiệm thực tiễn. Việc đặt ra các câu hỏi về quá khứ của bạn thì nhà tuyển dụng thường dựa vào yếu tố kinh nghiệm trong công việc của bạn nên khi bước vào phỏng vấn thì các bạn có thể suy nghĩ hết tất cả các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi mình.
 
Ví dụ như là trong hồ sơ của bạn có viết về việc bạn có thể lãnh đạo một nhóm hơn 50 người thì chắc chắn rằng các nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi sau dành cho bạn đó là “Hãy đưa ra các con số có thể chứng minh cho việc bạn lãnh đạo 50 người như thế nào và khi lãnh đạo nhiêu đó con người thì bạn đã có những thành tích gì trong công việc của mình”. Nhưng khi viết hồ sơ của mình bạn có viết là có năng lực giải quyết khó khăn nhanh chóng thì tất nhiên là bạn có thể suy nghĩ cho mình một câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi đó chính là “Ở đây chúng tôi cần bạn đưa ra một con số hay sự chi tiết cho việc bạn giải quyết các khó khăn và cho biết là bạn đã sử dụng những kỹ năng gì để đánh giá khó khăn đó”.
 
 
Khi mà bạn gặp phải dạng câu hỏi tìm hiểu về quá khứ của mình thì bạn phải nhanh chóng suy nghĩ đến việc trả lời câu hỏi đó một cách chi tiết nhất. Điều mà bạn cần phải làm đó chính là trình bày sao cho có logic và phải có sự mô tả cụ thể tất cả những việc làm mà bạn đã thực hiện để giải quyết tình huống khó khăn. Có một phương pháp chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi tìm việc làm :
 
– Đưa ra vấn đề cụ thể có tỷ lệ hơn 25% hiệu suất mang lại cơ hội cho bạn thành công trong việc trả lời. Hãy đặt cho mình các câu hỏi sau để có thể thấy vấn đề: Vấn đề đó như thế nào? Thời điểm xảy ra vấn đề đó?
 
– Trình bày hành động của mình có tỷ lệ hơn 50% hiệu suất giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển khi trả lời câu hỏi. Bạn cũng nên đặt ra câu hỏi cho việc đưa ra câu trả lời dễ dàng hơn: Bạn đã làm những công việc như thế nào? Vấn đề đó bạn có đóng góp gì nhiều hay không?
 
– Đưa ra các con số thật cụ thể có hơn 25% hiệu quả thành công cho bạn trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng khả năng giải quyết các tình huống. Trước khi trả lời thì bạn nên suy nghĩ ra các câu hỏi để có thể trả lời tốt nhất: Thành tích đó như thế nào? Có những bài học nào mà bạn có được từ thành tích đó?
 
Chúc các bạn thành công !
Số lượt đọc: 372 -