• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

103901
Tổng số truy cập:103901
Khách đang online: 80
Tránh ngay 3 kiểu viết thư xin thôi việc khiến cho sếp cảm thấy nhức mắt
Ngày đăng tin: 16/09/2019 10:05

 1. Kiểu thư tức giận

 
Công việc áp lực, đồng nghiệp không thân thiện chia bè phái hay sếp luôn luôn mắng bạn dù là lỗi nhỏ nhặt nhất. Dù bạn thật sự ghét môi trường làm việc này bạn cũng không nên bộc lộ cảm xúc của mình dùng từ ngữ nặng nề và tiêu cực vào bài thư, việc bạn trút giận như vậy khiến bạn trong mắt sếp là người thiếu chuyên nghiệp. Chưa kể nó khiến mối quan hệ của bạn và sếp không được như ban đầu. 
 
 
Sếp tức giận thì chắc chắn bạn sẽ không có một lời giới thiệu nào thật tốt khi muốn sang công ty mới. Hoặc nếu sang được công ty mới nhưng việc không thuận lợi
muốn quay về, bạn nghĩ sếp mình vừa chọc giận ngày nào có còn dang tay chào đón không?
 
2. Kiểu thư trình bày lý do không thuyết phục
 
Nhiều dân công sở áp dụng cách viết này đề viết thư xin thôi việc, cả bài viết trọng tâm luôn là “Lý do tôi xin nghỉ việc”. Từ đó người viết cứ luyên tha luyên thuyên, ngàn vạn lý do được đưa ra cho sếp coi, một mặt giấy chỉ toàn kể hoàn cảnh, tác động bên ngoài… 
 
Lá thư xin thôi việc không phải là nơi bạn nhấn mạnh lý do tại sao bạn rời đi, thay vào đó hãy để lý do đó được thốt ra từ chính miệng khi bạn đang đứng trước mặt sếp.
 
3. Bức thư không phải là bức thư đúng nghĩa
 
Trong ba kiểu thư gây nóng mắt thì đây là kiểu thư đáng sợ nhất. Chính xác mà nói, nó không hẳn được xem là một bức thư vì nội dung chẳng có gì. Nó gọn gàng và nhanh chóng đến mức chỉ vỏn vẹn những câu đại loại như: “Em sẽ nghỉ việc vào ngày mai”, “Em có công việc mới, tuần sau cho em nghỉ việc nhé…” 
 
 
Thư xin thôi việc ngắn quá khiến sếp nghĩ bạn không tôn trọng và gây cho sếp ý nghĩ  bạn thật sự yếu kém về khoản chuyên nghiệp.
 
4. Một bức thư hoàn hảo
 
Một bức thư nên gọn gàng, súc tích, đầy đủ ý khiến cho sếp hiểu bạn đang muốn gì, có 3 điểm bắt buộc hoàn hảo như sau:
 
Chi tiết cần thiết: Nêu rõ chức danh, trình bày định từ chức và chốt ngày cuối cùng làm việc.
 
Giọng điệu tích cực: Câu từ lịch sự, chân thành, gửi lời cảm ơn trong suốt thời gian làm việc.
 
Trách nhiệm cuối cùng: Tóm tắt những gì sẽ được thực hiện trong giai đoạn bàn giao.
 
Số lượt đọc: 518 -