• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

119032
Tổng số truy cập:119032
Khách đang online: 701
Tìm việc ở nước ngoài có khó không?
Ngày đăng tin: 09/10/2019 20:25

 Nếu bạn đang nung nấu ý định thử thách bản thân ở môi trường làm việc tại một quốc gia khác và trước khi thật sự có thể gói ghém hành lý đi xa, cùng CEVN.COM tìm hiểu xem Vicki Salemi – chuyên gia nghề nghiệp của Monster, đã chia sẻ bí quyết gì cho các ứng viên tìm việc ở nước ngoài nhé.

 

 
 
Chọn thành phố mơ ước của bạn
Nhiều khả năng bạn đã có điểm đến trong đầu, nhưng nếu không, hãy nghĩ về những điều có thể biến bạn thành tài sản đáng giá trên thị trường nhân lực địa phương đó. Kỹ năng ngoại ngữ là bước đầu tiên, nhưng nếu muốn ứng tuyển trực tiếp cho một công việc ở nước khác, cần tự hỏi các kỹ năng và nền tảng chuyên môn nào của bạn sẽ thu hút nhất với những nhà tuyển dụng tại quốc gia đó.
“Có một số ngành nghề nhất định, nơi chuyên môn của bạn có thể được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng địa phương,” Vicki Salemi nói. Lấy ví dụ lĩnh vực thời trang với các trung tâm thời trang lớn New York, Paris, Milan và Tokyo. Nếu bạn đang là nhà thiết kế trẻ hoặc từng trải qua kỳ thực tập xuất sắc tại nhà mốt tên tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, một công ty khởi nghiệp ở Milan có thể sẽ muốn thu nhận bạn.
 
 
 
Theo sát thông tin và manh mối
Ở xa không có nghĩa là bạn không thể cập nhật thông tin cụ thể trên thị trường việc làm quốc tế. Hãy không ngừng nắm bắt thông tin. “Dõi theo các tin tức quốc tế để biết những sự kiện mới và cơ hội hấp dẫn. Một tập đoàn vừa có đợt sa thải hơn 1000 người, chắc bạn sẽ muốn tránh nơi này. Hay một sự bùng nổ công nghệ ở khu vực nhất định nào đó.”
 
Khởi động hành trình “tìm việc quốc tế”
Khi đã khoanh vùng được phạm vi quốc gia hay khu vực, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở mục việc làm quốc tế của các chuyên trang tìm việc như CareerBuilder.vn, hoặc trực tiếp truy cập các cổng thông tin nghề nghiệp quốc tế của các doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi xác định công ty muốn làm việc, hãy xem những người khác đang nói gì về họ thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các công cụ đánh giá doanh nghiệp.
 
Tìm cơ hội được điều chuyển công tác sang nước ngoài
Nhiều công ty trong nước thường có chương trình đưa nhân viên ra nước ngoài học việc, bồi dưỡng năng lực hoặc đơn giản là làm việc. Bạn có thể cân nhắc tìm kiếm công việc tại các công ty như thế. Một trong những cách tốt nhất để có được công việc ở nước ngoài là đảm nhận các vị trí thường xuyên được luân chuyển vai trò (rotational assignment). Các công ty lớn khi cử nhân viên sang nước ngoài làm việc thường sẽ đảm đương phần thủ tục và các chi phí như Visa, đi lại và ăn ở. Sẽ có bộ phận giúp bạn tìm nhà, chuẩn bị phương tiện đi lại và các vấn đề thiết yếu khác.
 
 
 
Bản địa hoá sơ yếu lí lịch
Phải chắc chắn các từ khoá trong CV của bạn phù hợp với ngôn ngữ địa phương. Hệ thống sàng lọc hồ sơ tự động sẽ không tìm được các từ sai chính tả hoặc viết sai các thông thường. Vì thế nếu nộp hồ sơ cho các công ty ở Anh, hãy chỉnh chữ “humor” thành “humour”. Đặc biệt, nếu thành thạo ngôn ngữ của nước mà bạn dự tuyển, hãy dịch CV của bạn sang tiếng nước họ, ví dụ như: tiếng Trung, tiếng Pháp, để tăng cơ hội tiếp cận phỏng vấn viên.
 
Thuyết phục họ rằng bạn xứng đáng
Thách thức lớn nhất để giành được một vị trí ở nước ngoài là thuyết phục giám đốc tuyển dụng rằng bạn xứng đáng và họ nên đưa bạn từ nơi xa về làm việc. Công cụ đầu tiên để khiến giá trị bản thân trở nên hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng chính là thư xin việc. Hãy nhấn mạnh cho họ thấy bạn dù bạn ở Việt Nam nhưng đang có kế hoạch chuyển đến sinh sống ở thành phố của họ, thậm chí là bạn có thể tự trang trải chi phí ăn ở. Bên cạnh đó, cần chứng minh bạn là lựa chọn hoàn hảo. Nói với họ rằng bạn sẵn sàng làm những điều cần thiết để có cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hơn tất cả, cho họ biết lý do vì sao nói bạn là người thực hiện công việc giỏi nhất.
 
 
 
Để mắt đến mạng lưới quan hệ
Nếu từng du học hoặc làm việc ngắn hạn ở nước ngoài, hãy chắc chắn là bạn đang tận dụng mọi tài nguyên mình sở hữu, ví dụ như mối liên hệ với trường học hay nhà tuyển dụng cũ. Ngay cả khi chưa từng học ở nước ngoài, cũng hãy tìm hiểu xem liệu trường cũ của bạn có mạng lưới sinh viên toàn cầu có thể giúp đỡ hành trình tìm việc của bạn không. Những người này còn là nguồn thông tin tuyệt vời để tìm kiếm chỗ ở. Cứ mạnh dạn liên lạc với toàn bộ mạng lưới bạn bè và gia đình bạn, biết đâu được một trong số họ có thể dẫn bạn đến một cơ hội làm việc ở nước ngoài.
 
Điều chỉnh lại múi giờ và lịch nghỉ lễ
Là người tìm việc, bạn phải linh động và điều chỉnh các sinh hoạt lại cho phù hợp với công ty ở nước ngoài. Nếu chẳng may, thời gian rảnh để nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn (từ xa) bạn lại là 3 giờ sáng tại Việt Nam, hãy đáp ứng nó thật tốt! Và cũng cần chú ý lịch nghỉ lễ, vì chúng ta thường được nghỉ làm vào ngày Lễ Lao Động không có nghĩa ở nước khác cũng vậy.
 
 
 
Hoàn thiện kỹ năng phỏng vấn trực tuyến
Rõ ràng là việc bay đi khắp các nước để tham dự phỏng vấn rất khó xảy ra, nên bạn cần học cách sử dụng thành thục các công cụ trò chuyện trực tuyến, ví dụ như Skype. Kiểm tra kỹ chức năng bật/tắt camera máy tính, chọn ngồi ở nơi có phông nền (background) trung tính, và sửa soạn vẻ ngoài tươm tất, chỉn chu bất kể thời gian phỏng vấn là đêm hay ngày.
 
Nếu bạn thông thạo một ngôn ngữ, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để chứng minh điều đó. Phỏng vấn viên sẽ không chỉ yêu cầu bạn trao đổi bằng ngoại ngữ mà đôi khi còn thực hiện một bài kiểm tra ngôn ngữ, hãy sẵn sàng để mang lại kết quả tốt nhất.
 
Số lượt đọc: 559 -