• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69137
Tổng số truy cập:69137
Khách đang online: 131
Tại sao kỹ năng mềm lại đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin?
Ngày đăng tin: 17/03/2018 22:21

Để thành công trong ngành này, bạn cần hội tụ đủ 3 yếu tốchính: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và quan trọng nhất chính là “thái độ” của một người làm sản xuất phần mềm, nó được thể hiện qua sự đam mê, nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho công việc. Đây chính là mô hình năng lực ASK, hoặc là KSA+. KSA+ được viết tắt từ:

K: Knowledge (kiến thức)
S: Skill (kỹ năng)
A: Attitude ( tố chất, thái độ, tâm huyết)
 
Thực trạng về kỹ năng mềm của giới trẻ hiện nay
 
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Thế nhưng chúng ta hầu như chưa đánh giá cao về tầm quan trọng của nó. Đối với ngành IT, vấn đề đó lại càng trở nên phổ biến hơn. Bởi vì những công việc tập trung vào những yếu tố kĩ thuật thì đòi hỏi tay nghề nhiều hơn tất cả. Nhưng thực sự, những gì chúng ta nghĩ lại hoàn toàn khác xa so với thực tế.
 
Nói đâu xa, Intel đã từng thất vọng ê chề khi chỉ chọn được 40 trong số 2.000 nhân viên cần tuyển dụng cho dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, sinh viên ngành Công nghệ thông tin loại khá, giỏi vẫn ra trường hàng năm, các giải “Trí tuệ Việt Nam”, “Sao khuê”,… vẫn được trao đều đặn, các cuộc thi Olympic toán học, vật lý , tin học, … quốc tế, sinh viên, học sinh Việt Nam vẫn đoạt giải cao. Nói như vậy để thấy giới trẻ Việt Nam không hề yếu kiến thức, nhưng lại bị các nhà tuyển dụng đánh giá là “ngớ ngẩn” chỉ vì thiếu kỹ năng mềm. 
 
 
 
 
 Chia sẻ tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp! (nguồn: http://daihocnguyentrai.edu.vn/90-sinh-vien-viet-nam-khong-co-ky-nang-mem/)
 
Kỹ năng mềm thực sự là một mảng kiến thức mà không thể hình thành chỉ qua vài trang sách, nó còn là vấn đề liên quan đến ý thức cũng như khả năng hòa nhập trong một tổ chức.
 
Kỹ năng mềm là gì?
 
Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức, do quá trình chúng ta rèn luyện mà nên.
 
Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau: cách giao tiếp, cách đàm phán, sự tác động, tính thuyết phục, giới thiệu, diễn thuyết, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, thiết lập quan hệ, quản lý thời gian, quản lý xung đột…
 
Giá trị của kỹ năng mềm đối với ngành Công nghệ thông tin?
 
Công nghệ thông tin là một ngành đầy thách thức do công nghệ liên tục đổi mới, vì vậy, ngoài những yêu cầu về chuyên môn, một nhân viên IT cần thích ứng cao với sự thay đổi, có tư duy logic và quan trọng hơn cả, là kiến thức thực hành thật nhiều cùng với khả năng làm việc nhóm cũng là một kỹ năng mềm không thể thiếu của một nhân viên IT. 
 
Như quan niệm trước đây, một nhân viên IT không cần giỏi ngoại ngữ và khả năng giao tiếp không cần quá chú trọng. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay, giao tiếp tốt và thành thạo một ngoại ngữ là ưu thế đối với tất cả những bạn đang theo đuổi ngành Công nghệ thông tin. 
 
Ở bậc đại học, phần lớn sinh viên IT nỗ lực học vì điểm, chứ không phải vì kỹ năng. Một sinh viên được đánh giá “giỏi” khi điểm tổng kết từ 8,0 trở lên. Nhưng khi đi làm, nhà tuyển dụng không trả tiền để tìm kiếm bảng điểm đẹp, họ trả tiền cho các kỹ năng mang lại lợi ích thực hay gia tăng giá trị cho công ty.
Kiến thức tốt về công nghệ có thể là lợi thế, nhưng bạn không thể trở thành một nhân viên IT cứng trong Công ty nếu bạn không thể phân tích hay trình bày am hiểu của bạn trong công việc, đánh giá các vấn đề liên quan đến khách hàng và xu hướng phát triển của công việc. 
 
 
 
 
Sự đào thải trong công việc của ngành Công nghệ thông tin cũng rất cao nếu bạn không liên tục làm mới mình trước những nhà quản lý, và trước chính những vấn đề công nghệ phục vụ cho công việc. Xu thế outsourcing trong ngành IT này đang tăng lên và công ty outsourcing có tiêu chí tuyển chọn ứng viên IT luôn chú trọng vào kĩ năng mềm. Và kỹ năng mềm, như khả năng giao tiếp, sự đồng cảm, làm việc theo nhóm và đàm phán gần như quan trọng hơn kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo hoặc điều hành. Thậm chí ngay cả cách viết CV IT cũng đã thể hiện được phần nào kĩ năng mềm của ứng viên rồi. Với một chuyên gia IT, có được kỹ năng mềm thì có được mối quan hệ tốt hơn xây dựng giữa đơn vị kinh doanh IT với các đơn vị doanh nghiệp khác trong bồi dưỡng và cũng cố các mối quan hệ doanh nghiệp.
 
Như vậy, có thể nói, ngoài kỹ năng cứng (khả năng chuyên môn) thì kỹ năng mềm đóng một vai trò rất quan trọng đối với nhân viên IT để phát triển trong ngành Công nghệ thông tin.
 
Những nhân viên có thể huấn luyện cho người khác – và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy – sẽ trau dồi cho mình kiến thức, rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.
 
Việc nhân viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân. Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Nhiều người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ. Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.
 
Kỹ năng mềm sẽ giúp ích gì cho bạn trong ngành Công nghệ thông tin?
 
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bạn
 
Một trong những lý do là vì các chuyên gia CNTT hiếm khi làm việc riêng lẻ. Họ liên tục liên hệ với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp khác. Do đó, họ cần có một kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản thuyết phục để truyền tải thành công các ý tưởng của họ với người khác để việc hiểu nhầm được giảm thiểu hoặc thậm chí bị loại bỏ. Điều này đặc biệt quan trọng vì sự gia nhập liên tục của các Công ty công nghệ vào Việt Nam đòi hỏi các nhân viên IT ngày nay phải thực hiện đa nhiệm thông qua các dự án khác nhau.
 

 
Giao tiếp với mọi người và tương tác giữa cá nhân
 
Có kỹ năng giao tiếp tốt là khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với mọi người một cách tích cực. Trong quá trình luyện tập kỹ năng về kĩ thuật trong quá trình học tập và trên con đường sự nghiệp, bạn cũng sẽ học cách giao tiếp tốt với những người khác nhau mà bạn gặp trên đường đi và trong suốt sự nghiệp của bạn. Bạn có thể thuyết phục khách hàng của bạn với một thái độ làm việc tích cực và điều này sẽ cho họ lý do để trở lại cho các giao dịch kinh doanh nhiều hơn nữa. Do đó, để nổi bật lên giữa những nhân viên IT khác, việc có được những kỹ năng giao tiếp này cũng quan trọng, tương đương với kĩ năng chuyên môn nếu bạn muốn có triển vọng tương lai trong sự nghiệp của mình.
 

 
 Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, các chuyên gia IT cần phải được trang bị thêm các kỹ năng mềm không chỉ để đảm bảo có được công việc tốt mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng.
Số lượt đọc: 3113 -