• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109250
Tổng số truy cập:109250
Khách đang online: 131
Nhân viên qua mặt Sếp – Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý
Ngày đăng tin: 02/02/2024 11:12

Là một người sếp, bạn luôn muốn nhân viên tôn trọng mình và làm việc theo đúng cấp bậc. Thế nhưng, không ít nhân viên qua mặt sếp, dẫn đến những tình huống khó xử. Lúc này, người sếp nên xử trí thế nào mới chuẩn? Cùng Cevn tìm hiểu nhé!

Thế nào là nhân viên qua mặt Sếp?
 
Nhân viên qua mặt sếp là những nhân viên có hành vi không tôn trọng, coi thường và tỏ ra vượt trội so với sếp của mình. Đây là một trong những tình huống khiến nhà quản lý vô cùng đau đầu.

Nhân viên qua mặt sếp thường thể hiện các hành vi như:

Tự cho rằng mình thông minh hơn và biết cách làm việc tốt hơn sếp.
 
Coi thường chỉ đạo của sếp và tự ý quyết định các vấn đề không thuộc thẩm quyền.
 
Không thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chỉ đạo của cấp trên.
 
Tự ca ngợi và thể hiện bản thân quá mức và bỏ qua những đóng góp của đồng nghiệp hoặc sếp.
 
Thể hiện thái độ chống đối hoặc phê phán các quyết định của sếp.


Nhân viên “vượt mặt” sếp – Vấn nạn trong nhiều tổ chức
 
Bên cạnh đó, nhân viên qua mặt sếp cũng có thể hiểu là những hành vi gian lận trong công việc, chẳng hạn như giảm giả báo cáo, dữ liệu, che giấu sai phạm,… để trục lợi cho bản thân. Đây là những hành vi gây hại nghiêm trọng đến toàn thể tổ chức nếu như nhà lãnh đạo không phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân nào khiến nhân viên qua mặt sếp?
 
Việc nhân viên qua mặt sếp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là nguyên nhân từ bản thân họ, nhưng cũng không loại trừ các vấn đề xuất phát từ người quản lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân xuất phát từ sếp
 
Đôi khi chính năng lực hoặc phong cách quản lý không phù hợp của sếp là nguyên nhân khiến nhân viên có những hành vi qua mặt. 

Lãnh đạo yếu kém
 
Một số người có chuyên môn về ngành giỏi nhưng khả năng lãnh đạo lại kém, không thể đưa ra định hướng dài hạn và dẫn đường cho nhân viên của mình. Điều này làm cho nhân viên bất mãn và cho rằng mình giỏi hơn, có thể tự ý quyết định công việc mà không tuân thủ sự chỉ đạo của sếp.

Thiếu tôn trọng và không công bằng
 

Sếp không công bằng và thiếu tôn trọng nhân viên cũng sẽ dễ bị “qua mặt”
 
Có không ít nhà lãnh đạo theo phong cách “quân phiệt”, thiên vị, coi thường hoặc không ghi nhận nỗ lực của nhân viên. Điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy bị áp lực, ngại cống hiến, hoặc qua mặt để chứng minh năng lực của bản thân.

Thiếu giao tiếp và phản hồi
 
Sếp quản lý theo kiểu một chiều từ trên xuống, không lắng nghe góp ý hoặc những ý tưởng của nhân viên… sẽ tạo ra một môi trường thiếu giao tiếp, khiến nhân viên cảm thấy không được trân trọng và có thể dẫn đến hành vi “qua mặt” để thể hiện sự bất mãn.

Nguyên nhân xuất phát từ nhân viên
 
Có rất nhiều nhà quản lý có năng lực tốt, kỹ năng lãnh đạo giỏi, nhưng vẫn bị nhân viên qua mặt. Lúc này, người sếp cần phải tìm hiểu các nguyên nhân xuất phát từ nhân viên của mình, bao gồm:

Khao khát công nhận và thăng tiến
 

Nhân viên giỏi đôi khi qua mặt sếp để được thăng tiến
 
Một môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt sẽ nhân viên có thể có khao khát được công nhận và thăng tiến trong công việc. Khi đó, một số người thể hiện hành vi qua mặt để tỏ ra vượt trội và ghi điểm với sếp lớn hơn.

Kiêu ngạo và tự tin quá mức
 
Một số nhân viên không có năng lực nhưng lại có cái tôi cao, tự tin quá mức và cho rằng họ giỏi hơn sếp. Điều này khiến họ kiêu ngạo, coi thường sếp và áp dụng hành vi “qua mặt” để thể hiện năng lực của bản thân.

Không hài lòng với sếp
 
Nhân viên không hài lòng với sếp vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như phong cách lãnh đạo không phù hợp, quyết định sai lầm, thiếu công bằng, thiếu sự ghi nhận… Khi đó, họ sẽ có những hành vi qua mặt để tỏ ra vượt trội hoặc thể hiện sự phản kháng.

Những hậu quả khi nhân viên qua mặt Sếp
 
Hành vi nhân viên qua mặt sếp có thể tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và xung đột, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức. Người quản lý sẽ mất niềm tin vào khả năng và tinh thần làm việc của nhân viên. Trong khi đó, các đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó lòng hỗ trợ và làm việc chung với một người không tôn trọng sự chỉ đạo của sếp. Ngoài ra, một số nhân viên khác thiếu chính kiến có thể tỏ ra nghi ngờ về năng lực của người lãnh đạo.


Nhân viên qua mặt sếp không đem lại lợi ích gì cho tổ chức
 
Xét về khía cạnh cá nhân, hành vi qua mặt sếp sẽ làm cho nhân viên đó bị mất đi cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc. Dù họ có rời công ty này để đến một công ty khác, thì thái độ qua mặt cấp trên cũng sẽ luôn kìm hãm sự thăng tiến của họ trong sự nghiệp.

Vì vậy, việc phát hiện sớm và có phương án xử trí kịp thời khi có nhân viên qua mặt sếp là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp ích cho sếp mà còn giúp nhân viên đó sớm nhận ra hậu quả và thay đổi bản thân.

Bí quyết xử trí khi nhân viên qua mặt Sếp
 
Nhân viên qua mặt sếp là một trong những vấn đề khó tránh khỏi nơi công sở. Đây cũng là lúc thử thách kỹ năng lãnh đạo, bạn cần có phương pháp xử trí hợp tình hợp lý để duy trì mối quan hệ.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng với những nhân viên qua mặt sếp:

Lắng nghe để tìm nguyên nhân
 
Nếu một nhân viên thường xuyên “qua mặt” sếp bằng cách không tuân thủ lệnh hay không hoàn thành nhiệm vụ, sếp có thể lên lịch cuộc họp riêng để trao đổi với nhân viên về tình hình và mục tiêu công việc. Trong mọi trường hợp, hãy lắng nghe nhân viên và cố gắng hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi của họ. Hãy tạo cho họ cơ hội chia sẻ ý kiến và những khó khăn mà họ đang gặp phải. 


Sếp cần lắng nghe nhân viên của mình để tìm nguyên nhân
 
Đồng thời, bạn cũng nên tỏ thái độ cầu thị và khuyến khích nhân viên chia sẻ thêm về những gì họ chưa hài lòng ở công ty hoặc ở chính bạn. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng sẵn sàng chia sẻ thật, nên đôi khi cách này không mang lại hiệu quả cao.

Giao việc rõ ràng và minh bạch
 
Quản lý dựa trên mục tiêu là một trong những cách hiệu quả để hạn chế tình trạng nhân viên qua mặt sếp. Hãy đặt mục tiêu và yêu cầu công việc một cách rõ ràng và minh bạch. Bạn cần đảm bảo rằng toàn thể nhân viên đều đã hiểu rõ mục tiêu, kỳ vọng của tổ chức cũng như vai trò của họ trong đó. 

Đặt ra quy tắc và chế tài
 

Đưa ra quy định để ngăn chặn hành vi xấu của nhân viên ngay từ đầu
 
Nếu phải quản lý nhiều nhân viên, bạn không thể có đủ thời gian để đi giải quyết vấn đề với từng người. Lúc này, bạn cần đặt ra các quy định, chính sách và quy trình liên quan đến công việc. Đảm bảo rằng mọi nhân viên đều tuân thủ và chấp hành các quy định đã được ban hành. Nếu có hành vi qua mặt sếp, hãy xử lý nó một cách công bằng và nhất quán theo quy định.

Xây dựng quan hệ tốt
 
Tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ, tôn trọng lẫn nhau và đề cao tinh thần đồng đội là một trong những cách giảm thiểu tình trạng nhân viên qua mặt sếp. Bạn cần xác định thế mạnh của từng người, bố trí công việc phù hợp cho nhân viên. Đặc biệt, đừng quên công nhận và khen thưởng cho những nỗ lực/ đóng góp của họ.


Tạo môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau
 
Để xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, bạn có thể sử dụng công cụ Cevn để tạo bài test năng lực cho các nhân sự. Cevn là nền tảng thiết lập và đánh giá năng lực nhân viên được ưa chuộng nhất hiện nay tại Việt Nam. Với kho đề bài đa dạng, quy trình đánh giá nhanh gọn và công bằng, bạn sẽ nhận ra được đâu là các nhân viên có năng lực tốt và có chiến lược sắp xếp nhân sự hiệu quả.

Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
 
Thông thường, nhân viên qua mặt sếp là vì nghĩ họ có có năng lực hơn so với sếp của mình. Lúc này, bạn cần đánh giá đưa ra phản hồi cụ thể về hiệu suất công việc của họ. Hãy, tập trung vào nêu rõ những gì đã đạt được và chưa đạt được, đồng thời đề xuất các giải pháp hoặc hướng dẫn để nhân viên có thể hoàn thiện công việc một cách hiệu quả. 

Đây vừa là cách thể hiện năng lực lãnh đạo của bạn, vừa là cơ hội cho nhân viên biết mình đang ở đâu và điều chỉnh lại hành vi của bản thân.
 
Tạo cơ hội phát triển
 
Đối với những người có tố chất của nhân viên giỏi, đừng lãng phí nhân tài. Bạn hãy cho họ cơ hội phát triển bản thân thông qua các khóa đào tạo, hướng dẫn cá nhân, mentorship hoặc cơ hội tham gia vào các dự án mới. Bằng cách đặt mục tiêu phát triển rõ ràng và cung cấp sự hỗ trợ, sếp có thể giúp nhân viên nhận ra giá trị của việc làm việc hợp tác và tuân thủ.


Hãy tạo cơ hội phát triển cho nhân viên có năng lực thực sự
 
Trên đây là toàn bộ nguyên nhân, hậu quả và những bí quyết xử trí khi bạn có nhân viên qua mặt sếp. Có thể nói rằng, đây là thử thách nhưng cũng là cơ hội để sếp chứng minh năng lực, óc phán đoán, khả năng dung hòa mâu thuẫn, đối nhân xử thế… của mình. Nếu bạn ứng xử một cách văn minh và thuyết phục, có thể bạn sẽ có thêm nhiều nhân viên giỏi và gắn bó lâu dài. 
Số lượt đọc: 234 -