• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

102196
Tổng số truy cập:102196
Khách đang online: 112
Lỡ lời trong giao tiếp - 7 phương pháp chỉnh sửa
Ngày đăng tin: 27/09/2019 14:52

 75% cách người khác đối xử với bạn nằm ở chính bản thân bạn, vì vậy hãy luôn cẩn thận trong mọi cuộc giao tiếp, đặc biệt khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, cấp trên. Bạn từng lỡ lời khi trò chuyện? Cùng Chefjob.vn lưu ý 7 nội dung quan trọng trong giao tiếp để bạn luôn chuyên nghiệp nhất nhé.

Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng mà mỗi người có cách giao tiếp khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn không lường trước vấn đề hoặc thiếu cẩn trọng, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình huống lỡ lời, hệ quả sau đó khó có thể lường trước. Bạn mong muốn bản thân hoàn thiện kỹ năng giao tiếp? Hãy áp dụng bí quyết chỉnh sửa, rèn luyện từ các chuyên gia tâm lý dưới đây.

Hệ quả nào cho những ai lỡ lời trong giao tiếp?

Trong mối quan hệ công việc, người không cẩn thận khi giao tiếp có thể khiến đối tác/ khách hàng thiếu tin tưởng, việc hợp tác sẽ khó thành công. Trong mối quan hệ xã hội, một cuộc trò chuyện mà đối phương liên tục lỡ lời sẽ dần làm khoảng cách giữa bạn và họ xa hơn. Điều gì sẽ xảy ra khi cuộc đối thoại vượt ngoài tầm kiểm soát, người nói một đằng nhưng người nghe hiểu một hướng khác?

 

7 bí quyết đối thoại hiệu quả

Chỉnh sửa câu nói

Cách tốt nhất để giảm thiểu tiêu cực trong lời nói là sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau. Ví dụ khi có người nhận xét bạn là “kẻ cứng đầu”, bạn có thể đáp lại bằng cách khẳng định bản thân là người có lòng kiên trì theo đuổi đến cùng một vấn đề. Thay vì để lời nhận xét tiêu cực làm ảnh hưởng đến bạn, hãy thể hiện bản thân bằng những từ ngữ tích cực hơn.

Chuyển hướng cuộc hội thoại

Nếu bạn đang trong một cuộc đàm phán, tranh luận kịch liệt, đối phương yêu cầu ngừng ngay cuộc cãi vã này, hãy giải thích cho họ hiểu cuộc hội thoại đang mang tính tích cực. Việc chuyển hướng suy nghĩ của đối phương giúp bạn dễ dàng kiểm soát câu chuyện.

Làm rõ nghĩa phủ định

Bất kỳ ai cũng có thể đưa ra lời nói xúc phạm hoặc gây ra một số bất đồng quan điểm. Đừng vội đáp trả gay gắt mà hãy cho họ cơ hội làm điều đúng đắn. “Liệu bạn có chắc chắn về những gì bạn vừa nói?” sẽ giúp bạn làm rõ mục đích của người nói, cũng là cách để đối phương suy xét lại lời nói của mình.

Xem lại quá khứ

Nếu người trò chuyện với bạn có trải nghiệm tích cực về cuộc đối thoại trước, chắc chắn giữa 2 người đã có điểm chung rõ rệt. Trường hợp bạn lỡ lời ở lần giao tiếp thứ 2, bạn có thể sử dụng thành công lần trước để định nghĩa cho thất bại lần này.

Cân bằng cuộc hội thoại

Cách tốt nhất để không xảy ra tình trạng lỡ lời hoặc để cho đối phương lỡ lời trong giao tiếp chính là kiểm soát sự cân bằng về câu từ, cảm xúc, cử chỉ… Một khi bạn mất quyền kiểm soát, đối phương sẽ dễ dàng tùy tiện sử dụng ngôn từ với bạn, và ngược lại.

Đặt câu hỏi nghi vấn

Khi bạn nghi ngờ bất cứ điều gì, hãy nhanh chóng đưa ra câu hỏi nghi vấn trước khi phản ứng tiêu cực. Điều này không chỉ giúp mối quan hệ không theo chiều hướng đi xuống mà còn cho bạn và đối phương có thời gian suy nghĩ về những gì đã nói ra.

Sắp xếp câu chuyện hợp lý

Hãy thay đổi mức độ ưu tiên của thông tin nếu bạn thấy câu chuyện đang có dấu hiệu lệch hướng. Bằng cách điều hướng cuộc nói chuyện, tránh xa mối bận tâm cá nhân, bạn sẽ tập trung vào vấn đề duy nhất, hạn chế sự bế tắc và khó hiểu.

Số lượt đọc: 724 -