• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

63771
Tổng số truy cập:63771
Khách đang online: 559
Cách tạo ấn tượng với đồng nghiệp xung quanh
Ngày đăng tin: 30/01/2020 11:16

Bài viết này đặc biệt dành cho những người luôn cảm thấy rụt rè khi giao tiếp với tất cả mọi người, nhất là trong những môi trường mới. trải qua hết những khó khăn sau những ngày phỏng vấn căng thẳng, nỗi lo lắng duy nhất của bạn trước ngày làm việc là gì? Việc tìm cách để tạo ấn tượng với đồng nghiệp xung quanh trong ngày đầu tiên gặp mặt có lẽ luôn là những trăn trở đối với rất nhiều người. Hãy bỏ túi những bí kíp sau đây để có thể tự tạo cho mình những hướng tượng tốt trong lòng những người bạn đồng hành mới nhé.

 
I. Lời chào hỏi luôn là thứ cần được trau chuốt vừa phải
 
Vẻ bề ngoài có thể là điều dễ dàng khiến cho người đối diện xác định được rằng họ có thiện cảm với bạn hay không. Tuy nhiên, lời nói ngay sau đó mới là thứ quyết định hơn cả. thông thường, vào ngày đầu tiên đi làm, trưởng phòng hoặc bộ phận nhân sự sẽ giới thiệu chung về bạn với tất cả mọi người. Ngoài lời chào cũng như giới thiệu tên, vị trí đảm nhiệm, hãy nói thêm về tính cách cũng như một chút sở thích và đừng quên nói lên thiện chí mong muốn của bạn khi được làm việc với tất cả mọi người.

II. Tránh kể lể quá nhiều về điểm yếu của bản thân
 
Đối với bất kỳ một ai và cho dù là họ có tính tình như thế nào thì nguồn năng lượng tích cực lúc nào cũng sẽ mang lại những điều vui vẻ giữa các mối quan hệ với nhau. Đồng ý với quan điểm rằng ai ai cũng có mặt hạn chế trong công việc cũng như trong tính cách, thế nhưng vào lần đầu tiên gặp gỡ, việc chưng hết những điều tiêu cực đấy ra bên ngoài hoàn toàn là không nên. Hãy tìm những chủ đề hoặc dẫn dắt cuộc nói chuyện sang một hướng khác mức tiêu cực hơn. Có suy nghĩ thực tế và thẳng thắn là tốt, nhưng còn phải tùy lúc bạn nhé!
 
III. Hãy chủ động hơn và mở lòng mình ra với các mối quan hệ
 
Có những người đã quen với suy nghĩ đề phòng những người xung quanh, tuy nhiên hãy rạch ròi giữa chuyện tin tưởng và quen biết lẫn nhau. Chủ động làm quen với tất cả mọi người Cũng sẽ giúp bạn ghi điểm cộng trong mắt người khác vì độ thân thiện. Hãy bắt chuyện với đồng nghiệp bằng những câu chuyện mang tính chất ngoài công việc hơn, ví dụ như sở thích cá nhân,… Tuy nhiên, đừng đào quá sâu về cuộc sống đời tư của cá nhân bạn, đồng thời, bạn nhớ đừng quên hỏi han và lắng nghe người đối diện nhé, đây cũng là một điểm quan trọng không được bỏ sót đấy.

IV. Đừng từ chối những buổi ăn trưa
 
Những buổi ăn trưa sẽ là thời gian cho bạn và các đồng nghiệp tìm hiểu nhau nhiều hơn đấy. Rất nhiều người hay có thói quen trở nên e ngại rụt rè, và những người như thế thường có xu hướng từ chối những cuộc gặp gỡ cũng như ăn trưa cùng đồng nghiệp và những ngày đi làm đầu tiên. Đừng quá áp lực chuyện này và hãy tập đơn giản hóa của mình và thử một lần đồng ý lời mời của họ. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ không quá khó khăn như bạn nghĩ

V. Thái độ làm việc nhiệt tình, hết mình
 
Lời nói thì phải luôn đi đôi với hành động, bạn không thể nào có một thái độ tốt nhưng lại “bết bát” trong khâu làm việc. Hãy nhiệt tình và thả lỏng bớt sự căng thẳng, mạnh dạn đóng góp và nhận việc. Ngày đầu tiên đi làm chắc chắn sẽ khá bỡ ngỡ vì chưa quen với work-flow, chủ động hỏi han những người xung quanh về công việc cũng là cơ hội thể hiện được thái độ làm việc của bản thân. Thông thường mọi người sẽ có ấn tượng rất mờ nhạt với những người ngày đầu đi làm nhưng chỉ cắm mắt vào máy tính, sổ sách mà không nói gì, không hỏi han gì. Điều đó khiến cho không khí chùn xuống vì mọi người đang không thật sự biết được bạn có gặp phải khó khăn gì không.

VI. Đừng “quá trớn” trong những cuộc trò chuyện
 
Với những buổi đầu tiên khi đi làm, một cuộc trò chuyện hài hước thả ga hoàn toàn không phải là một ý hay. Cố gắng pha trò, làm lố chỉ làm cho bạn trở nên thiếu nghiêm túc trước mặt đồng nghiệp. Một câu nói vui vẻ vừa phải sẽ thể hiện được nét tinh tế của riêng bạn.
 
VII. Giữ liên lạc với ít nhất một người sau ngày đầu tiên đi làm
 
Giữ liên lạc với ít nhất một người đồng nghiệp sau ngày đầu tiên đi làm sẽ giúp cho bạn nắm bắt được nhanh hơn về tin tức ở công ty, cũng như bạn có thể hỏi han về những người xung quanh thông qua bạn đồng nghiệp ấy.
 
Bạn thấy đấy, thật sự không quá khó để có thể kết thân với những người bạn đồng hành mới đúng không? Hy vọng 7 gợi ý trên sẽ giúp cho bạn được phần nào trong việc chiếm lấy thiện cảm từ những người xung quanh vào ngày đầu tiên đi làm. Hãy tưởng tượng mà xem, sẽ thật tuyệt nếu tìm ra được những người có chung chí hướng để giúp nhau đi xa hơn trên con đường sự nghiệp đúng không nào? Chúc bạn thành công và có một khởi đầu mới nhiều suôn sẻ!
Số lượt đọc: 532 -