• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

55868
Tổng số truy cập:55868
Khách đang online: 85
8 nghề nghiệp khả thi dành cho người thích làm việc ở nhà
Ngày đăng tin: 07/01/2020 21:15

Công nghệ đã khiến lựa chọn làm việc tại nhà trở nên dễ dàng hơn, theo đó số lượng công ty bắt đầu chuyển dịch sang hình thức tuyển nhân viên làm việc từ xa cũng tăng lên đang kể. Khả năng để ngỏ của các việc làm từ xa đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng Cevn.com.vntìm hiểu về 8 công việc mà thị trường đang cần rất phù hợp cho những người thích ngồi nhà làm việc nhé!

1. EMAIL MARKETER

Những người làm tiếp thị qua thư điện tử (Email Marketer) chịu trách nhiệm thiết kế các chiến dịch quảng cáo email, quản lý danh sách người đăng ký và tăng phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu (audience) cho công ty hoặc khách hàng (client) của họ. Người phụ trách vị trí này có thể làm việc toàn thời gian cho một công ty hay cộng tác bán thời gian với nhiều công ty đều được.

Người làm Email Marketer cần có nền tảng về tiếp thị hoặc quan hệ công chúng (PR), phải có kỹ năng giao tiếp tốt cộng với việc hiểu biết về một số công cụ thiết kế đồ hoạ.

2. NGƯỜI LÀM PHIM QUẢNG CÁO ( PROMOTIONAL VIDEO MAKER)

Nếu từng có kinh nghiệm trong môi trường làm phim và thích độc lập về địa điểm làm việc, bạn hãy cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp như một người chuyên làm phim quảng cáo tự do.

Video hiện nay rất phổ biến trên mọi bối cảnh truyền thông, được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trên các nền tảng Youtube, Vimeo, Facebook, và Instagram như công cụ quảng cáo. Nhiều chiến dịch video yêu cầu người thực hiện phải di chuyển đến nhiều điểm tác nghiệp khác nhau, điều này khiến công việc này trở nên lý tưởng hơn đối với những người thích xê dịch và làm việc tự do (từ các thành phố khác nhau, thậm chí là các quốc gia gia nhau).

3. FREELANCE WRITER


Từ việc sáng tạo nội dung quảng cáo (copywriter), tiếp thị nội dung (content marketer) cho đến làm người viết thuê cho các nhà văn hay nghệ sĩ (ghostwriter), có rất nhiều cơ hội dành cho những ai muốn viết lách tự do.

Một khi bạn đã khai thác đúng nguồn lực và bắt đầu tích luỹ các danh mục dự án chuyên nghiệp, bạn sẽ tạo được hồ sơ cá nhân (portfolio) đủ sức hấp dẫn những người muốn thuê bạn làm việc. Freelance Writer cũng là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho những người thích làm việc tại nhà, ở xa nơi làm việc hoặc không cư trú ổn định.

4. WEB/ GRAPHIC DESIGNER

Nhiều người chọn kiếm thêm thu nhập bằng nghề thiết kế web hoặc thiết kế đồ hoạ, có thể dưới hình thức cộng tác viên cho nhiều khách hàng hoặc thậm chí cả khi họ đã là nhân viên chính thức của một công ty.

Mặc dù để sở hữu kỹ năng thiết kế đồ hoạ thì cần trải qua đào tạo, tuy nhiên, điểm thuận lợi ở đây là luôn có rất nhiều tài liệu và khoá học trực tuyến có thể giúp bạn lĩnh hội kiến thức và kỹ năng này.

Ngày nay, gần như mọi doanh nghiệp đều sẽ xây dựng và duy trì website riêng, vì vậy cơ hội dành cho các chuyên gia thiết kế web hay đồ hoạ là vô tận. Việc còn lại là bạn thể hiện và chứng minh được bản thân cho những người có nhu cầu nhìn thấy.

5. DỊCH GIẢ (TRANSLATOR)

Nếu là người nói viết song ngữ hoặc thành thạo nhiều ngôn ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ, bạn chính là ứng viên sáng giá cho công việc dịch thuật, và tất nhiên là hoàn toàn có thể ngồi làm việc tại nhà hay bất cứ nơi nào bạn muốn.

Biên dịch viên hoặc dịch giả có thể làm việc trực tuyến cho các công ty dịch thuật, hoặc cộng tác với các chuyên trang tin tức, nhà xuất bản… để dịch lại các câu chuyện, tin tức, sách báo hoặc tài liệu theo yêu cầu.

Trước khi phỏng vấn cho vị trí Translator, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị và luyện tập đầy đủ về các câu hỏi hoặc bài kiểm tra phổ biến.

6. LẬP TRÌNH VIÊN (PROGRAMMER/DEVELOPER)


“Khi công nghệ máy tính trở nên phổ biến hơn trong xã hội và các công ty dành ngày càng nhiều ngân sách hơn cho công nghệ thông tin, nhu cầu về nguồn lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ, máy tính đã tăng vọt,” một nhóm các nhà nghiên cứu Stanford đã viết trong bài báo về “Sự thiếu hụt lập trình viên”. Nguồn cung hiện tại về mặt nhân lực thiết yếu này hiện không đáp ứng kịp nhu cầu cao.

Nếu bạn không có các kỹ năng cần thiết, bạn vẫn có thể học hỏi và chuyển đổi chúng tương đối nhanh chóng. Hiện tại, có không ít các trung tâm đã tổ chức những khoá học ngắn hạn về các kỹ năng cơ bản, cũng như các thiết kế các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm biến các lập trình viên nghiệp dư trở thành nhân tài được săn đón.

Lập trình là một lĩnh vực mà nhiều người dù chưa sở hữu bằng cấp vẫn có thể kiếm được tiền. Trong hầu hết trường hợp, nếu bạn vượt qua được bài kiểm tra hoặc chứng minh rằng mình có thể viết các đoạn mã (code), sẽ không vấn đề gì khi sau đó bạn tiếp tục học hỏi thêm kiến thức để chính thức gia nhập sâu vào thị trường công nghệ và máy tính.

7. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (CUSTOMER SERVICE/CALL CENTER)

Nhiều công ty, bao gồm các nhà bán lẻ trực tuyến và các tổ chức chuyên về công nghệ số, hiện đang có xu hướng sử dụng nhân sự thuê ngoài để thực hiện các yêu cầu về phục vụ khách hàng. Nếu bạn từng mua sắm trực tuyến và thấy nút “Trò chuyện ngay”, “Chat với tư vấn viên” hoặc “Gửi email để được hỗ trợ”, nhiều khả năng người ở đầu bên kia đang làm việc từ xa cho công ty.

Những người có nền tảng về bán lẻ, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiếp thị hoặc truyền thông sẽ phù hợp với loại công việc này.

8. XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ (E-BOOK PUBLISHER)

Khi nhiều người vẫn đang tiếp tục chuyển từ sách giấy sang hình thức đọc trực tuyến hoặc thông qua các thiết bị điện tử, rõ ràng là thị trường đang khá rộng mở với E-Book. Thị trường sách điện tử phát triển kéo theo nhiều cơ hội cho E-Book Publisher. Nó tạo nên không gian đa dạng hơn cho những tác giả mới phổ biến các tác phẩm của họ, đồng thời giúp những người làm việc trong lĩnh vực xuất bản quen thuộc với internet lấn sâu vào mảng thương mại xuất bản sách điện tử.

Muốn thành công trong nhiệm vụ của một E-Book Publisher, bạn phải vững các kỹ năng tiếp thị cũng như thông thạo social media.

Số lượt đọc: 510 -