• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

70844
Tổng số truy cập:70844
Khách đang online: 214
5 phương pháp khoa học giúp bạn hạnh phúc với công việc
Ngày đăng tin: 24/01/2019 08:00

 Nếu bạn nghĩ mình phải yêu công việc thì mới có thể tìm được niềm vui khi làm việc, hãy suy nghĩ lại!

 

 
 
Hầu hết mọi người tôi gặp đều cho rằng nếu có một ai đó trên hành tinh này luôn vui với công việc thì đó chính là tôi. Họ nhận định như thế bởi một lý do rất dễ hiểu: Tôi là nhà đồng sáng lập và điều hành công ty mang tên Happier (dịch nghĩa “Hạnh phúc nhiều hơn”). Tôi sống bằng cách giúp đỡ những người khác tìm thấy nhiều niềm vui trong cuộc đời họ, một trong những cách đơn giản nhất để sống hạnh phúc hơn. Thế nên hẳn là tôi phải cảm thấy hạnh phúc vào mọi lúc!
 
Thế nhưng, không phải vậy. Trở thành doanh nhân là điều khó khăn nhất mà thực sự tôi phải cố gắng để hoàn thành một cách chuyên nghiệp. Mỗi ngày luôn là một cuộc chiến tâm lý để không bị những căng thẳng áp đảo, những đợt trồi sụt cảm xúc, cảm giác phân vân lưỡng lự kéo dài nhiều giờ như một phần đặc điểm của mọi doanh nghiệp start-up luôn chực chờ để làm tôi mất tinh thần.
 
Điều này nghĩa là để hạnh phúc trong công việc, tôi phải có mong muốn trở thành như thế. Giống như việc tập thể dục hoặc ăn uống lành mạnh, hạnh phúc là một điều bạn phải dành tâm tư và nỗ lực mới có được. Nó là kỹ năng cần luyện tập. Tin tốt là các nghiên cứu đã cho thấy, có một điều rất đơn giản và cụ thể mà bạn có thể làm để học cách chung sống hạnh phúc với công việc, chúng lại không đòi hỏi phải thay đổi điều gì quá lớn lao.
 
1. Bắt đầu mỗi ngày với cảm xúc tốt đẹp
 
Những gì bạn cảm nhận vào buổi sáng sẽ tác động lên cảm xúc của cả một ngày dài. Trong một cuộc khảo sát, chuyên viên nghiên cứu đã phân tích tâm trạng và hiệu suất làm việc của các nhân viên chăm sóc khách hàng. Kết quả là những người có tâm trạng tốt vào đầu ngày thì làm việc hiệu quả hơn và có tương tác tích cực nhất với khách hàng.
 
 
 
Vậy, hãy biến nó thành điểm mấu chốt, làm những điều tích cực vào buổi sáng để có cả ngày dễ chịu:
 
- Dành vài phút để thưởng tách cà phê buổi sáng, có thể là trà hay sô cô la nóng hay bất cứ thứ gì bạn thích, để bắt đầu ngày làm việc. Điều này mang ý nghĩa là bạn phải thực sự dừng lại thư giãn, không làm gì khác ngoài việc tập trung vào tận hưởng không gian và thưởng thức hương vị, chứ không phải nuốt vội để quay lại bàn làm việc.
 
- Hít thở không khí trong lành. Tôi thường có buổi đi bộ nhanh vào mỗi sáng. Dù nắng hay mưa, tôi vẫn luôn ra ngoài vận động trước khi ngày làm việc bắt đầu. Đây có thể là một trong những thói quen tốt nhất giúp tôi có thể giải quyết được tất cả những căng thẳng trong công việc hàng ngày. Và cũng có kết quả nghiên cứu về vấn đề này: Chỉ cần có 20 phút với không khí trong lành là bạn đã có thể tăng cường cảm giác khỏe khoắn và vui vẻ.
 
2. Ra quyết định ít hơn
 
Một trong những khía cạnh khó khăn trong công việc của người điều hành công ty start-up chính là có hàng tá vấn đề cần quyết định mỗi ngày, với thông tin rất ít hoặc không đầy đủ. Sự mệt mỏi khi phải ra quyết định là có thật: Mỗi một quyết định đều sẽ làm bạn giảm dần khả năng nhận thức, nó khiến cho các quyết định về sau càng khó khăn hơn. Nó thậm chí còn có thể nhanh chóng rút cạn năng lượng và khiến bạn kiệt sức.
 
 
 
Vậy làm thế nào để có thể ra ít quyết định hơn?
 
- Sắp xếp vài nhiệm vụ trong ngày của bạn vào chế độ “điều khiển tự động”. Ví dụ, làm những việc tương tự cho các bữa điểm tâm hoặc bữa trưa trong một tuần, rồi thay đổi sau một thời gian. Bạn chỉ cần loại bỏ một loạt các quyết định ít quan trọng ra khỏi ngày của mình. Steve Jobs đã nói rằng ông ấy chọn cùng một kiểu trang phục mỗi ngày vì như vậy ông không cần phải mất thời gian quyết định xem hôm nay sẽ mặc gì.
 
- Hãy giải phóng mình khỏi một số quyết định. Trước khi để điều gì đó trở thành gánh nặng trong công việc, hãy tự hỏi bản thân rằng: (1) Nó có tác động lớn không và (2) Bạn có quan điểm mạnh mẽ về nó không? Nếu cả hai câu trả lời đều là”không” thì đây là cơ hội tốt để bạn không cần quá quan tâm về quyết định này nữa.
 
3. Giúp đỡ một đồng nghiệp
 
Giúp đỡ người khác sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Và hỗ trợ đồng nghiệp sẽ khiến bạn vui vẻ hơn trong công việc. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhân viên trong độ tuổi 30, những người xem giúp đỡ người khác cũng quan trọng như làm báo cáo công việc, có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với nếu bạn hỏi họ 30 năm sau đó. Giúp đỡ các đồng nghiệp dường như có thể tạo ra một vòng tròn những việc tốt; cũng theo một nghiên cứu khác, những nhân viên hài lòng với công việc có tỷ lệ giúp đỡ đồng nghiệp của họ nhiều hơn 33% so với những người không hạnh phúc.
 
 
 
Bạn không cần phải làm điều gì to tát, lớn lao để trao sự giúp đỡ. Lấy giúp ai đó thức uống họ yêu thích khi bạn đi mua một ly cà phê, hỏi xem các thành viên trong dự án có cần bạn giúp gì không, đề nghị sẽ làm những việc nho nhỏ cho tập thể như ghi lại biên bản họp… cũng là giúp đỡ.
 
Phần khó khăn của việc này là phải bạn biến nó thành hành động thường xuyên thay vì chỉ làm một lần duy nhất. Cách đơn giản nhất để làm được là cài đặt chế độ nhắc nhở vào trong lịch làm việc của bạn. Nghe có vẻ hơi hơi buồn cười, nhưng hãy cố gắng thực hiện. Bạn sẽ phải ngạc nhiên về hiệu quả của thói quen nhỏ này mang lại. Hãy thoải mái để bắt đầu gọi tên nó như một phương pháp giúp bạn mỉm cười, như đây là “thời điểm để mọi thứ tuyệt vời hơn”.
 
4. Tạo ra sự tiến bộ và công nhận nó
 
Một trong những quyển sách hay mà tôi từng đọc nói về niềm vui khi làm việc đó là “The Progress Principle: Using Small Wins to Ignite Joy, Engagement and Creativity at Work” của tác giả Teresa Amabile và Steven Kramer. Các tác giả này đã nghiên cứu về động lực làm việc và nhận ra rằng một trong những tác động mạnh mẽ nhất đến tinh thần tích cực và tâm trạng hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc đó chính là cảm giác như họ đang hướng về phía trước và tạo ra những cải tiến có ý nghĩa.
 
Tôi có thể làm chứng cho điều này. Thậm chí vào những ngày cực kỳ tồi tệ, nếu tôi có thể điểm ra vài công việc mà tôi đã hoàn thành thì cũng có cảm giác tốt hơn.
 
 
 
Hãy thử làm thế này: Trước khi bắt đầu ngày làm việc, viết ra 3 công việc nhỏ bạn sẽ hoàn thành. Tốt nhất là thực hiện nó trước khi bạn soạn một email hoặc gọi điện thoại cho ai đó. Cố gắng hoàn thành danh sách đó. Vào cuối ngày, bạn có thể quay lại với danh sách và ghi nhận rằng mình đã có nhiều tiến bộ.
 
Nếu đang có một dự án rất lớn phía trước, thật khó để bạn có cảm giác về những thành tích nếu không chia nhỏ nhiệm vụ. Đến một lúc nào đó, các phần việc này sẽ trở nên vô cùng bé nhỏ. Khi tôi ngồi xuống để bắt đầu bài viết này, tôi chỉ có đủ thời gian để viết câu tiêu đề trước khi vội chạy đi chăm sóc cho vài việc gia đình. Vào ngày kết tiếp, khi tôi mở bài viết ra, thay vì mang cảm giác tồi tệ vì chưa làm được nhiều thì tôi lại thấy tốt vì mình đã đặt nền tảng bắt đầu với một cái tít bài khá ổn.
 
5. Kết ngày làm việc bằng khoảng dừng đơn giản cho lòng biết ơn
 
Đây là tin xấu: Não của con người làm việc tốt hơn khi nhớ những chuyện xấu thay vì điều tốt. Ví dụ, một nghiên cứu đã báo cáo rằng các ảnh hưởng tiêu cực từ những thất bại trong công việc lại mạnh gấp 3 lần tác động của sự tiến bộ. Chúng ta bị đóng khung bởi sự thôi thúc tìm kiếm và tập trung vào những sai sót: hành động giúp bản vệ bản thân khỏi sự nguy hiểm. Điều này là tốt, nhưng nó cũng khiến ta khó hạnh phúc hơn.
 
 
 
Tuy nhiên, vẫn có tin tốt là mọi người luôn có thể luyện tập để trí óc ghi nhớ những điều tích cực. Nói cách khác, bạn có thể chiến đấu để chống lại thiên hướng tiêu cực tự nhiên trong bản thân. Cách đơn giản nhất để làm việc này là suy nghĩ và ghi chép lại những điều bạn đánh giá cao trong ngày. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu thực hiện một cách thường xuyên thì chúng sẽ khiến ta thấy lạc quan và có cảm giác tốt hơn trong cuộc sống nói chung.
 
Nhiều khả năng là bạn khá bận rộn, nên cần tạo ra một “nghi thức tri ân cuối ngày” thật đơn giản để không thể bỏ qua. Cách hay nhất là kết nối nó với những điều bạn đã làm được. Ví dụ, nghi thức của tôi chính là nhớ về vài thứ tốt đẹp đã diễn ra trong ngày trước khi xoay tay nắm cửa bước vào nhà mình.
 
Đặc biệt, nếu bạn chia sẻ những điều tích cực trong ngày làm việc của mình với người khác, kết quả còn tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy các cuộc trao đổi tích cực về kinh nghiệm với người khác sẽ tăng cường những cảm nhận tốt đẹp và nâng cao hiệu quả tác động của chúng nhiều hơn nữa.
Số lượt đọc: 703 -