• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

70857
Tổng số truy cập:70857
Khách đang online: 215
5 phương pháp giúp bạn loại bỏ stress trong công việc
Ngày đăng tin: 16/01/2019 21:08

Dưới đây là 5 phương pháp điều chỉnh cảm xúc được rất nhiều người áp dụng và đã thành công mà bạn nên tham khảo và áp dụng ngay từ hôm nay.

1. Tìm nơi yên tĩnh và hít thở sâu
 
 
Khi bạn bị stress càng đến nơi đông người bạn sẽ càng trở nên cáu giận. Vì vậy, hãy tìm đến một nơi tĩnh lặng, có cây cối càng tốt, ví dụ như ban công, sân thượng… Sau đó bạn hãy thả lỏng cơ thể, hít sâu và thở đều. Không khí trong lành sẽ giúp đầu óc của bạn nguội lại, từ đó có thể bình tĩnh xử lý mọi việc. Cũng chính vì tác dụng thần kì này mà các văn phòng thường có một khu ban công nhỏ dành cho những người hút thuốc hoặc lâm vào tình trạng stress, muốn khôi phục tinh thần.
 
2. Đặt mình vào vị trí của người khác
 
Khi xảy ra vấn đề, chúng ta thường có tâm lý đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận lại chính bản thân mình. Hậu quả kéo theo là bạn cảm thấy rất bực mình. Vì thế, trong mọi trường hợp, bạn cần đặt mình vào vị thế của người khác, ví dụ như đồng nghiệp bị trễ hạn nộp báo cáo là do con họ bị ốm nặng, khách hàng gọi điện giục vì họ thật sự cần gấp mặt hàng này… Hiểu cái khó của người khác sẽ giúp bạn có sự cảm thông, tâm trạng cũng vì thế mà suy chuyển theo hướng tích cực.
 
3. Nghỉ ngơi thay vì vùi đầu vào công việc
 

 
 Cảm xúc bất ổn sẽ dẫn tới đầu óc kém minh mẫn, hiệu quả công việc kém. Vùi đầu vào công việc lúc bản thân bị căng thẳng chưa bao giờ là cách giải quyết thông minh nhất. Thay vào đó, bạn cần để đầu óc được nghỉ ngơi, tâm trạng được bình ổn trở lại. Hãy uống một cốc nước mát, đi dạo vài vòng, nghe một bản nhạc hay, ôm một chiếc gối nhỏ… nói chung là làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Chắc chắn sau đó tâm trạng của bạn sẽ khá hơn rất nhiều.
 
Thậm chí, nếu tâm trạng quá tệ, bạn có thể xin sếp tan làm sớm hoặc nghỉ 1 buổi. Tâm trạng thoải mái sẽ giúp bạn giải quyết công việc cực nhanh và hiệu quả.
 
4. Sẻ chia vấn đề với một ai đó
 
Việc giữ lại những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn bức bối về mặt tinh thần. Nó như một viên đá đè trĩu tinh thần, trí tuệ của bạn. Vì vậy, sau khi cố gắng bình tĩnh lại, bạn hãy đập vỡ viên đá ấy bằng việc tìm người để sẻ chia vấn đề. Nên nhớ, người này phải đủ thân thiết, không có thói buôn chuyện và luôn suy nghĩ tích cực trong mọi vấn đề. Nếu tâm sự với một người tiêu cực thì trạng thái tinh thần của bạn sẽ trở nên tệ hơn. Trong khi đó, một người không đủ thân sẽ lấy chuyện của bạn bôi xấu với toàn công ty. Khi ấy, cảm xúc tiêu cực vừa mới được giải tỏa thì một cảm xúc xấu khác lại tràn đến, khiến bạn ngày càng bế tắc, mỏi mệt.
 
5. Suy nghĩ tích cực
 
 
Suy nghĩ tiêu cực chưa bao giờ là tốt cả, nó sẽ khiến trí não bạn ở trong tình trạng uể oải, mệt mỏi. Thay vào đó, bạn nên rót vào não bộ những suy nghĩ tích cực, những cái nhìn mới mẻ. Rõ ràng bất kì vấn đề gì cũng có tính hai mặt, quan trọng là bạn đang nhìn vào mặt nào. Vì vậy, khi gặp vấn đề khó bạn hãy tìm những điểm tích cực của vấn đề đó, ví dụ như sếp giao thêm việc là cơ hội tốt để bạn chứng tỏ năng lực, đồng nghiệp lười nhác là cơ hội giúp bạn củng cố cách làm việc nhóm… Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì tự nhiên mọi việc đều trở nên “dễ thở” hơn rất nhiều.
 
Theo phân tích từ các chuyên gia, người có suy nghĩ tích cực luôn có cơ hội tăng lương và thăng chức nhanh hơn số người luôn ủ dột, mệt mỏi. Vì vậy bạn nên học cách thay đổi góc nhìn của mình ngay từ hôm nay.
 
Stress là chuyện không hiếm gặp trong môi trường công sở. Vì vậy, bạn không cần quá sợ hãi, thay vào đó, hãy chấp nhận và đối diện với chúng thông qua việc học cách cân bằng lại cảm xúc. Một nhân viên luôn biết bình ổn tâm trạng, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc sẽ luôn được sếp đánh giá cao, phù hợp với các vị trí cấp cao.
Số lượt đọc: 758 -